Đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu lành là những sản phẩm quen thuộc trong bếp mỗi gia đình. Nhưng nó lại để lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tuyến giáp.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Mối liên hệ giữa đậu nành và tuyến giáp
Đậu nành là loại cây họ đậu có chứa hàm lượng protein thực vật cao, phytoestrogen – nguồn estrogen thực vật. Trong bữa ăn của người châu Á, đạu nành là một trong những món ăn thường được lựa chọn. Một số lợi ích của đậu nành:
Lợi ích của đậu nành
Đậu nành là thực phẩm lành mạnh mang đến nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một số công dụng của đậu nành:
Ngừa ung thư vú ở phụ nữ: các món ăn được chế biến từ đậu nành như đậu phụ, canh đậu, mầm đậu nành vừa cung cấp protein thực vật vừa giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư vú.
Tác dụng trên tim mạch: Protein từ đậu nành có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm huyết áp tâm trương, giảm cholestrol xấu, ngăn cản sự phát triển của các mảng xơ vữa.
Cung cấp đủ dưỡng chất: Đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như kali, magie, canxi, chất xơ, các chất chống oxy hóa,…
Điều trị chứng mãn kinh: Trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật có tác dụng làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, giúp hạn chế và cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo, tính khí nóng nảy…
Mối liên hệ giữa đậu nành và tuyến giáp
Bác sĩ tư vấn: Đậu nành là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng lại mang đến những mối nguy hại cho những người mắc bệnh tuyến giáp. Chính vì vậy, những người mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cần lưu ý khi sử dụng các món ăn được chế biến từ đậu nành vì đậu nành có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp
Mối liên hệ giữa đậu nành và tuyến giáp
Đậu nành chứa goitrogen là chất thúc đẩy tình trạng phình tuyến giáp như bướu cổ. Sử dụng nhiều đậu nành có thể gây tình trạng kháng tuyến giáp, làm chậm chức năng tuyến giáp và ở một số người có thể “kích hoạt” các bệnh tuyến giáp.
Đối với một số bệnh nhân tuyến giáp, đậu nành có thể ức chế khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp của cơ thể. Vì vậy nếu đang điều trị tuyến giáp bằng cách uống thuốc điều trị thì nên dừng việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ mầm đầu nành hoặc đậu nành.
Một số nghiên cứu về đậu nành và tuyến giáp chỉ ra rằng, đậu nành có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Nhất là với những người mắc bệnh bướu giáp do cơ thể thiếu iod.
Chú ý cho bệnh nhân tuyến giáp khi sử dụng sản phẩm từ đậu nành
Luôn luôn để ý đến vấn đề bổ sung iod cho cơ thể: Điều này sẽ giúp tăng cường hoạt động của tuyến giáp, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng của đậu nành đối với tuyến giáp.
Nếu cơ thể bị kháng chức năng tuyến giáp hoặc mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn đã ổn định, hãy hạn chế đậu nành trong chế độ ăn hàng ngày như bột đậu nành, sữa đậu nành và các hình thức khác…
Nếu người bệnh đang trong quá trình điều trị tối ưu hóa và bị suy giáp, hãy loại bỏ đậu nành ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Vì đậu nành sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho người bệnh.
Bệnh nhân tuyến giáp không sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung isoflavone hoặc đậu nành.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn thực phẩm từ đậu nành trong 3 – 4 giờ trước và sau khi dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn