Sỏi tiết niệu được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây biến chứng nghiêm trọng hiện nay. Vậy bạn có biết phương pháp chữa trị sỏi tiết niệu như thế nào hiệu quả chưa?
- Tổng quan về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Xuất huyết tiêu hóa
- Hậu quả khi ăn quá nhiều quả bơ là gì?
- Những điều bà mẹ cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ
Một số lưu ý về bệnh sỏi tiết niệu mà bạn cần biết
Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh sỏi tiết niệu mà bạn cần biết để phòng tránh càng sớm càng tốt.
Sỏi tiết niệu chữa trị như thế nào?
Chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, Với những trường hợp sỏi nhỏ dưới 20mm có chỉ định điều trị nội khoa bằng các thuốc giãn cơ và giảm đau, nếu bệnh nhân có các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, tiểu ít, nước tiểu cô đặc, sẫm màu hoặc có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt thì bác sĩ sẽ y lệnh thêm kháng sinh. Những loại kháng sinh thường dùng như: Cephalosporin thế hệ 3, Quinolone và các Aminozide thường được sử dụng nhiều, cần thay đổi liều lượng theo mức độ suy thận (nếu có) và tránh dùng Aminozide khi suy thận (kháng sinh độc thận). Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước). Một số trường hợp sỏi niệu quản gây cơn đau quặn thận nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần chỉ định phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn.Tuỳ theo cơ địa bệnh nhân, số lượng, kích thước sỏi và tình trạng chức năng thận từng bên để quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da hay có thể can thiệp lấy sỏi bằng mổ cấp cứu.
Dùng thuốc uống có làm tan sỏi được không?
Đây là câu hỏi được thắc mắc rất nhiều của bệnh nhân dành cho bác sĩ tư vấn. Vậy uống thuốc có làm tan sỏi được hay không? Các chuyên gia trả lời câu hỏi như sau:
– Đối với hòn sỏi nhỏ và trơn láng: Nhờ sự nhu động của niệu quản hòn sỏi có thể di chuyển dần để được tống ra ngoài theo nước tiểu. Điều này diễn tiến một cách tự nhiên chứ không phải do thuốc làm “bào mòn” sỏi như một số người thường nghĩ. Tuy nhiên thuốc lợi tiểu làm tăng dòng nước tiểu, thuốc chống viêm không stéoide làm cho niêm mạc niệu quản không bị phù nề làm cản trở sự di chuyển của sỏi nên có tác dụng hỗ trợ cho hòn sỏi chuyển động dễ dàng mà không vướng mắc gì trong quá trình di chuyển ra ngoài
– Sỏi acid uric: đây là loại sỏi duy nhất tan được dưới tác dụng của thuốc. Đây là sỏi không cản quang thường gặp ở các nước phương tây. pH nước tiểu thường rất acid < 6 sỏi sẽ tan khi ta cho kiềm hóa nước tiểu, cách điều trị như sau: Chế độ ăn giảm đạm, kiêng rượu, bia, thuốc lá, cho bệnh nhân uống nhiều nước trên 2 lít nước mỗi ngày. Làm kiềm hóa nước tiểu bằng các loại thuốc.
Dùng thuốc uống có làm tan sỏi được không?
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đối với người mắc sỏi tiết niệu
Người bệnh nên uống nhiều nước trên 2,5 lít uống rải đều trong ngày. Chế độ ăn tuỳ thuộc vào bản chất của sỏi mà có chỉ định thích hợp cho từng
bệnh nhân:
– Trường hợp người bệnh có sỏi calci hoặc phosphatea: hướng dẫn người bệnh nên hạn chế thức ăn có nhiều calci để giảm calci trong nước tiểu như tôm, cua, sò, thịt, trứng, cá biển, mận, nho, quýt, các nước uống có axit.
– Bệnh nhân có sỏi calci oxalate: bệnh nên hạn chế thức ăn để giảm calci trong nước tiểu như giảm các chất cà phê, đậu phộng (lạc), chocolate, rau xanh sẫm màu.
Trong trường hợp người bệnh có sỏi uric axit: cần tăng các chất như rau đậu, rau cải, trái cây (ngoại trừ mận, nho) vì những chất này làm gia tăng tính kiềm trong nước tiểu, giảm nguồn purine như thịt cơ quan của động vật, nước sốt thịt, rượu đỏ, thịt ngỗng, hải sản, thức ăn lên men.
– Nếu sỏi là sỏi magnesium ammonium phosphate: người bệnh cần gia tăng ăn trứng, cá, mận, giúp gia tăng axit trong nước tiểu, giảm đậu phộng, sữa, phô mát, đậu Hà Lan, ngô để giảm phosphate trong nước tiểu.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đối với người mắc sỏi tiết niệu
– Trong trường hợp người bệnh có sỏi cystine: cần gia tăng ăn rau cải, cải xanh, trái cây (ngoại trừ mận, nho) vì những chất này làm gia tăng tính chất kiềm trong nước tiểu. Người bệnh chỉ hạn chế các thức ăn trên với điều kiện người bệnh uống nhiều nước, hoạt động nhiều, tránh tư thế nằm lâu.
– Phát hiện sớm và điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Người bệnh cần chú ý vấn đề vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, tẩy giun cho cả nhà hay cả phòng nếu sống chung.
– Điều trị bệnh cường giáp. Khi người bệnh có dấu hiện bất thường như đau quặn, tiểu buốt, rắt, đái máu, mủ, phù….cần tái khám ngay lập tức. Kiểm tra siêu âm niệu định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu mắc sỏi tiết niệu.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn