Táo bón ở trẻ em là một trong các vấn đề về sức khỏe thường gặp nhất ở trẻ em khiến cha mẹ phải lo lắng, táo bón trong thời gian dài cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
- Xuất tinh ngược dòng– căn bệnh khó nói của đấng mày râu
- Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
- Những điều tuyệt vời từ trái dứa
Nguyên nhân gây táo bón và biện pháp khắc phục cho trẻ
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, táo bón ở trẻ em là một trong các vấn đề về sức khỏe thường gặp nhất ở trẻ em khiến cha mẹ phải lo lắng. Ước tính có khoảng 1/3 trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi có mắc táo bón ở một thời điểm nào đó trong năm. Vậy những nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ em và tại sao táo bón lại dai dẳng như vậy.
Những nguyên nhân thường gặp
Theo thống kê có đến khoảng 95% số trẻ táo bón chức năng nghĩa là táo bón không phải bệnh lý đường ruột hay toàn cơ thể mà chủ yếu do sinh hoạt không hợp lý như:
- Trẻ sinh hoạt chưa hợp lý
Nhiều trẻ hay nín nhịn không chịu đi tiểu, điều này sẽ gây ra tình trạng táo bón, hoặc cấp nước không đủ cho cơ thể, ăn ít chất xơ là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ táo bón. Theo các bác sĩ, nhiều em bé nín nhịn tiểu vì những lý do khá bất ngờ như nhà vệ sinh không làm bé thoải mái, vì trẻ mải chơi, trẻ sợ rặn, tất cả điều đó đều làm trễ bỏ qua việc đi vệ sinh.
Lý do khác đó là trẻ nhịn đi vệ sinh do vấn đề ở hậu môn như khô, rát, nứt làm trẻ đau khi đi vệ sinh. Việc nhịn đi vệ sinh khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn dần lên và khô cứng, và rồi bé phải gắng sức hơn trong những lần đi vệ sinh tiếp theo và bé sẽ càng sợ hãi và lại nhịn vệ sinh, kết quả tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn táo bón.
- Bé bị ép đi vệ sinh, gây ra chứng sợ đi vệ sinh
Rất nhiều cha mẹ tự thiết lập ra cho con một lịch trình giờ giấc đi vệ sinh cố định. Hệ quả của việc này là ngay cả khi con không có nhu cầu muốn đi vệ sinh nhưng mẹ vẫn cố ép con phải đi vệ sinh và như vậy vô tình cha mẹ khiến cho bé cảm giác sợ hãi và tìm cách phản kháng lại, nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên, bé sẽ sinh ra thói quen sợ đi vệ sinh và dễ dẫn đến bị táo bón.
- Thay đổi chế độ ăn không hợp lý
Vấn đề thay đổi chế ăn ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi vệ sinh của trẻ. Giai đoạn đổi từ bú mẹ sang bú bình bằng sữa công thức không phu hợp hay trong những ngày tập ăn dặm, dạ dày của bé đang quen xử lý sữa mẹ, lỏng và dễ tiêu hóa, khi chuyển sang chế độ ăn dặm, bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên dễ bị táo bón hơn. Trẻ ăn ít rau sẽ gây táo bón, tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm từ sữa cũng dẫn đến táo bón, hay cho trẻ ăn quá nhiều thịt đỏ, ăn nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa bị quá tải gây rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ chú ý cho trẻ uống nước đủ theo nhu cầu để hạn chế tối đa vấn đề táo bón.
- Trẻ có các bệnh đường tiêu hóa
Trường hợp bệnh lý gây táo bón chiếm khoảng 5% các trường hợp, các bệnh lý thường gặp như các dị tật bẩm sinh ở hậu môn, suy giáp bẩm sinh, bệnh lý ở tủy sống và não.
- Dị ứng protein sữa bò
Với một số trẻ, khi ăn các thực phẩm có chứa protein sữa bò cũng có thể gây ra hiện tượng táo bón.
Nhiều trẻ hay nín nhịn không chịu đi tiểu, điều này sẽ gây ra tình trạng táo bón
Tại sao táo bón ở trẻ thường dai dẳng và hay tái phát?
- Không cho trẻ vận động
Theo những tin tức Y dược mới nhất, trẻ ngồi lâu trong cũi, trong xe đẩy hay mải ngồi xem hoạt hình, nghịch điện thoại, chơi trò chơi…Những điều này dẫn đến việc nhu động ruột của trẻ ít được kích thích hoạt động gây ra táo bón thường xuyên và kéo dài.
- Thiếu chất xơ
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ có quá nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng…hay cho trẻ uống sữa ngoài dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng khiến táo bón hay tái phát và dai dẳng.
- Không kiên trì tập phản xạ đại tiện cho trẻ, bổ sung thiếu chất xơ
Việc tập phản xạ đại tiện cho trẻ là rất cần thiết trong điều trị táo bón, thêm vào đó là cần bổ sung chất xơ, điều này có ích cho việc tập phản xạ đại tiện, giúp phân tơi xốp, dễ đào thải.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn