Trong quá trình thực hiện giáo dục thể chất tức là luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, bạn cần phải tuân theo nguyên tắc mang tính hệ thống để đem đến hiệu quả cao nhất.
- Tác dụng tuyệt vời của gấc đối với da
- Một số lưu ý về bệnh sỏi tiết niệu mà bạn cần biết
- Những điều tuyệt vời từ nước dừa đối với sức khỏe
Nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất
Dưới đây là một số nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể dục được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ mà bạn có thể áp dụng đối với bản thân.
Tính thường xuyên của các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi
– Tính thường xuyên của các buổi tập:
+ Nếu tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi về cấu trúc, chức năng, về hình thái vận động và phát triển các tố chất vận động. Chỉ cần ngừng tập luyện trong một thời gian ngắn là những mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi và các chức năng cơ thể vừa đạt được đã bị giảm… Do đó hoàn thiện thể chất chỉ có thể đạt được trong giáo dục thể chất khi tập luyện thường xuyên.
+ Tính thường xuyên được đảm bảo trong khoảng thời gian giữa 2 lần tập, 2 buổi tập, 2 chu kỳ tập luyện không được quá dài làm mất đi những biến đổi có lợi của những lần tập trước. Cụ thể của tính thường xuyên là một tuần tập 2-3 buổi đối với người thường, 10-12 buổi đối với vận động viên có trình độ tập luyện cao.
– Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi:
+ Kết quả trực tiếp của tập luyện sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng lực hoạt động bị giảm xuống, nghỉ ngơi sau tập luyện thì năng lực vận động được phục hồi và hồi phục vượt mức. Nếu sau từng buổi tập mà nghỉ quá lâu thì hiệu quả của tập luyện sẽ bị giảm bớt và dần trở về mức độ ban đầu.
+ Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất là không cho phép nghỉ đến mức mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện. Vì vậy, về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành trên “dấu vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó (tạo hiệu quả tích lũy).
+ Về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành khi cơ thể đã hồi phục vượt mức sau lần tập luyện trước do nghỉ ngơi. Thông thường được bố trí vào 1 trong 3 thời điểm sau:
- Tiến hành khi năng lực vận động chưa trở lại trạng thái hồi phục. Thường dùng cho vận động viên có trình độ cao trong huấn luyện sức bền.
- Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục và hồi phục vượt mức ban đầu. Thường dùng trong huấn luyện và giáo dục sức nhanh, sức mạnh.
- Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục vượt mức, thường dùng cho người mới tập và huấn luyện kỹ thuật động tác và giáo dục sức mạnh, sức nhanh.
Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi
Trong quá trình giáo dục thể chất, căn cứ vào các yếu tố, giai đoạn tập luyện, mục đích, nhiệm vụ giáo dục các tố chất thể lực, căn cứ vào trình độ vận động viên và đối tượng tập luyện mà sắp xếp buổi tập sau vào các thời điểm hợp lý.
Sự phối hợp giữa tập luyện lặp lại và tập luyện biến dạng
Trong quá trình tập luyện, muốn hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực thì phải tiến hành lặp lại nhiều lần một hoạt động nào đó. Có thể tiến hành lặp lại toàn bộ động tác, cũng có thể lặp lại một nội dung nào đó trong buổi tập, cũng có thể lặp lại tuần tự các buổi tập trong 1 tuần, 1 tháng… việc lặp lại các hoạt động này phụ thuộc vào các yếu tố sau trên trang bác sĩ tư vấn:
– Đặc điểm kỹ thuật động tác.
– Phương hướng, nội dung của buổi tập và các giai đoạn tập luyện.
– Đặc điểm khả năng của người tập.
– Tính chất, ảnh hưởng việc thực hiện lượng vận động.
Nếu tiến hành tập luyện lặp lại quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kỹ năng kỹ sảo vận động mới và ảnh hưởng tới sự phát triển các tố chất thể lực. Vì vậy trong tập luyện phải được biến dạng, đó là sự biến dạng rộng rãi các bài tập và các điều kiện thực hiện chúng, thay đổi lượng vận động một cách linh hoạt, thay đổi nội dung và hình thức tập luyện…
Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập
Trong quá trình giáo dục thể chất có nhiều nội dung và trong mỗi một buổi tập người ta nhằm giải quyết 1 nội dung nhất định. Việc sắp xếp tuần tự các buổi tập căn cứ vào các yếu tố sau:
Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập
– Căn cứ vào nhiệm vụ chính của buổi tập.
– Đảm bảo tính dễ tiếp thu.
– Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết, từ lượng vận động thấp đến lượng vận động cao.
– Đối với quá trình giáo dục thể chất tiến hành từ theo xu hướng chung rộng rãi đến chuyên môn hóa sâu.
– Đối với quá trình phát triển các tố chất thể lực phải phát triển khả năng phối hợp vận động sau đó đến phát triển các tố chất: Nhanh, mạnh, bền…
Khi sắp xếp các nội dung học trong một buổi tập, một tuần tập cần phải chú ý đến sự chuyển tốt các kỹ xảo vận động và tố chất thể lực, hạn chế sự chuyển xấu giữa chúng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn