Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó toxocara canis do giun tròn ký sinh trong ruột chó. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ và người nuôi thú cưng.
- Mẹ mang đa thai và những vấn đề cần lưu ý
- Bạn cần làm gì khi dấu hiệu bị trầm cảm?
- Các trường hợp không nên uống thuốc tránh thai
Những điều cần biết về bệnh sán chó
Dưới đây là một số điều cơ bản về bệnh sán chó mà bạn cần tìm hiểu ngay từ bây giờ.
Bệnh sán chó lây nhiễm như thế nào?
Theo thống kê có khoảng 20% dân số Việt Nam có kháng thế đối với sán chó, điều này cho thấy hàng chục triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc với ký sinh trùng toxocara. Bên cạnh nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì những người hay ăn đồ tái sống và không có thói quen rửa tay trước khi ăn đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Phân của chó bị nhiễm toxocara phát tán ra môi trường, con người bị nhiễm bởi vô tình nuốt phải ấu trùng qua đường miệng, qua ăn rau sống, thịt tái sống, qua đồ chơi của trẻ nhỏ.
Bác sĩ tư vấn khẳng định ấu trùng toxocara khi vào ruột sẽ qua thành ruột đi vào máu chu du khắp cơ thể, đến gan, phổi, tim, thận, da, niêm mạc, mắt, não…Cũng có nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng gì. Một số người có thể có một hoặc các biểu hiện như biểu hiện ở da với tình trạng ngứa, nổi mề đay dị ứng; tại mắt làm giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai cả hai bên; Ảnh hưởng nội tạng gây mệt mỏi, kém ăn, bệnh nhân hay cáu gắt, cảm thấy đau đầu.
Bệnh sán chó lây nhiễm như thế nào?
Hướng điều trị và dự phòng sán chó hiệu quả
Bệnh sán chó hiện nay đều khỏi hoàn toàn nếu có thăm khám và được điều trị đúng tuyến chuyên khoa. Bác sĩ sẽ phối hợp một số thuốc chuyên khoa để góp phần làm tăng tác dụng hiệp lực, đồng thời giúp tăng khả năng hấp thu thuốc vào con sán nhằm tiêu diệt được chúng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ liệu trình điều trị trị và kiêng cữ rượu bia trong thời gian điều trị. Thầy thuốc cần khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân, hiểu rõ cả những lưu ý trong chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa.
Ở đối tượng là những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng. Bác sĩ điều trị sẽ có có lịch tái khám cụ thể cho từng bệnh nhân, mỗi bệnh nhân cần có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi. Bác sĩ sẽ luôn hướng dẫn bệnh nhân tái khám khi nào và khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì và giải thích một cách rõ ràng mục đích của xét nghiệm đó để làm gì. Bác sĩ thường sẽ không kê toa cho bệnh nhân điều trị bệnh sán chó toxocara với 1 đến 2 loại thuốc vì như thế là không đủ để tiêu diệt được bệnh sán chó. Bệnh nhân lưu ý không dùng thuốc trong thời gian quá dài mà không hẹn ngày tái khám.
Hướng điều trị và dự phòng sán chó hiệu quả
Phương án tốt nhất để tránh các nguy cơ nhiễm sán chó là có phương án dự phòng ngay từ đầu như tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, xử lý phân của vật nuôi chôn vùi hoặc cho vào thùng rác. Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Giáo dục cho trẻ nhỏ về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm trùng. Không để trẻ chơi trong các khu vực được bị dính vật nuôi hoặc phân động vật khác. Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng tối thiểu một lần một tuần và nhớ rửa tay sau khi xử lý chất thải vật nuôi.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn