Váng sữa là thực phẩm mà nhiều mẹ hay cho bé ăn khi con đã bắt đầu ăn dặm. Vậy khi nào bạn mới nên cho bé ăn và loại thực phẩm này có thực sự giàu dinh dưỡng?
- Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai vào mùa hè?
- Rối loạn tiêu hóa trong thời tiết nắng nóng
- Nguyên nhân và cách điều trị say nắng trong thời tiết nắng nóng
Những điều cần biết về váng sữa dành cho trẻ em
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Váng sữa là gì?
Khi để yên sữa một thời gian sẽ có một lớp chất béo nổi lên phân tách thành lớp riêng trên bề mặt của sữa được gọi là váng sữa hay kem sữa và phần còn lại được gọi là sữa tách béo. Khi chế biến váng sữa, người ta sẽ đem đun nóng để tiệt trùng và làm lạnh để bảo quản. Sau đó sẽ sử dụng để chế biến các sản phẩm khác như bơ, phô mai, sữa chua …
Nhưng thực trạng hiện nay, hàm lượng váng sữa trong các chế phẩm thường không lớn, mà trong quá trình chế biến người ta thường pha thêm các nguyên liệu khác như sữa, trứng, trái cây, đường… Do đó, các nhà sản xuất nước ngoài không ghi tên sản phẩm của họ là váng sữa mà thường để tên là món tráng miệng làm từ sữa. Còn ở Việt Nam thường ghi là váng sữa để tăng số lượng tiêu thụ.
Có một số nhà sản xuất còn dùng các loại dầu thực vật có bổ sung thêm đạm sữa bò hoặc đường lactose để sản xuất các sản phẩm từ váng sữa để bán.
Phân loại váng sữa
- Hiện nay, váng sữa được bày bán ở trong các siêu thị ở nước ta chủ yếu là hàng nhập khẩu từ châu Âu và được chế biến thêm các nguyên liêu khác nhau. Do đó, dựa vào hàm lượng chất béo có trong các sản phẩm mà người ta chia làm 3 loại váng sữa.
- Nếu hàm lượng chất béo từ 35 – 50% là loại váng sữa nguyên chất, rất ngậy và béo nên thường dùng chế biến các món salad, nấu súp mà ít khi dùng ăn trực tiếp.
- Nếu hàm lượng chất béo từ 10 – 30% là loại váng sữa thông thường, độ ngậy giảm đi một nửa nên thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất bơ, phô mai.
- Nếu hàm lượng chất béo từ 6 – 15% tùy loại là loại váng sữa nguyên kem, loại này được bày bán phổ biến, được dùng làm món tráng miệng cho trẻ.
Phân loại váng sữa
Thành phần dưỡng chất của váng sữa
Bác sĩ tư vấn: Váng sữa là một chế phẩm từ sữa nên thành phần của váng sữa cũng đa dạng các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, đường, các vitamin và khoáng chất. Nhưng so với sữa thì hàm lượng những chất này giảm đi đáng kể. Đây là thực phẩm cung cấp năng lượng cho trẻ nhưng lại nghèo dưỡng chất. Do đó các mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa hoặc thức ăn ăn dặm của trẻ.
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
Bạn có chắc chắn mình đã cho trẻ ăn váng sữa đúng cách hay chưa? Theo các chuyên gia trên thế giới khuyên rằng chỉ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm được chế biến từ sữa sau 6 tháng tuổi, khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm. Bởi những nguyên nhân váng sữa là thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dưỡng chất, cung cấp hàm lượng chất béo cao phù hợp với những trẻ trên 1 tuổi thiếu cân và suy dinh dưỡng, những trẻ mới ốm dậy cần phục hồi nhanh sức khỏe. Bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải váng sữa theo quy định tránh ăn nhiều khiến bé đầy bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là béo phì, thừa cân. Cho bé ăn từ nửa hộp đến 1 hộp đối với trẻ từ 6-12 tháng, từ 12 tháng trở lên thì có thể ăn 1-2 hộp một ngày. Bạn enen cho trẻ ăn vào các bữa phụ sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa, không nên ăn vào buổi tối có thể khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu. Những bé không nên cho ăn váng sữa là những bé bị thừa cân, đang bị tiêu chảy hoặc dị ứng với sữa bò…
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
Cách bảo quản váng sữa đúng
Bạn nên bảo quản sữa trong tủ lạnh vì váng sữa rất dễ bị hỏng. Nơi để lý tưởng trong tủ lạnh đó là phía trong tủ, không nên để ở cánh tủ vì tại đó nhiệt độ không ổn định. Bạn nên kiểm tra hạn sử dụng và ngày sản xuất trước khi mua về cho bé sử dụng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn