Ngủ là giai đoạn chúng ta nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập để cơ thể được thư giãn và tái tạo sức lao động.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Những điều cần tìm hiểu về hiện tượng sinh lý giấc ngủ
Thế nào là giấc ngủ bình thường?
Một giấc ngủ được coi là bình thường là một giấc ngủ sâu và chúng ta cảm thấy thoải mái và thư giãn sau khi ngủ dậy. Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng sớm của bệnh nhân có chứng bệnh tâm thần, một vài triệu chứng rối loạn tâm thần có liên quan với sự thay đổi sinh lý của giấc ngủ.
Các giai đoạn của một giấc ngủ bình thường
Bác sĩ tư vấn: Giai đoạn khởi đầu giấc ngủ: giai đoạn này còn được biêt đến với cái tên ngưỡng ngủ, thòi gian xuất hiện trong vài giây khi chúng ta bước vào giấc ngủ.
Giai đoạn giấc ngủ NREM:giai đoan này gồm có 4 giai đoạn nhỏ, càng về sau giai đoạn ngủ càng sâu hơn, đặc biệt chức năng sinh lý của cơ thể đều thấp hơn lúc còn thức.
+ Giai đoạn 1: giai đoạn này kéo dài khoảng 10 phút, bạn sẽ trải qua giai đoạn sinh lý giảm nhẹ, nhịp thở chậm dần, nhịp tim đều và ổn định, huyết áp bắt đầu giảm nhẹ, sự vận chuyển máu đến các cơ quan chậm dần. Giai đoạn này bạn rất dễ bị tỉnh giấc khi có một tác động nhỏ như âm thanh, tiếng ồn.
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút, người ngủ có thể có chút ý thức nhưng lơ mơ và không rõ ràng, một vài sy nghĩ trôi nổi trong tâm thức nhưng lại không có những định hình rõ ràng về vật thể hay sự việc. Các chức năng sinh lý của cơ thể giảm xuống và bạn vẫn hoàn toàn có thể bị đánh thức bởi những âm thanh lớn hơn.
+ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn ngủ sâu, bắt đầu xuất hiện khỏang 40-60 phút từ khi bạn ngủ, người ngủ rất khó tỉnh giấc, âm thanh đặc biệt to hay phải lay gọi thì mới có thể tỉnh được.
Các giai đoạn của một giấc ngủ bình thường
+ Giai đoạn 4: đây là giai đoạn chúng ta bước vào giấc ngủ sâu nhất, cơ thể trải qua tiến trình quên lãng, đặc biệt giai đọan này chính là giai đoạn có khởi phát mộng du hoặc tè dầm.
Từ phân tích các giai đoạn của giấc ngủ chúng ta thấy rằng giai ddaonj ngủ sâu nhất là giai ddaonj 3 và giai đoạn 4, nếu người ngủ bất chợt bị đánh thức vào giai đoạn này thì họ sẽ bị phân tán hoàn toàn những suy nghĩ trong giấc mơ và mát phương hướng, trở nên mệt mỏi và dễ cáu gắt. Sau khi giai đọan ngủ sâu kết thức thì chúng ta lại quay lại giai đoạn 2 (lơ mơ) rồi đi vào giai đoạn REM. Đây là lúc cằm thả lỏng nhưng cơ mặt và các ngón tay chân lại xoắn vặn co cứng. Nam có thể có cương dương, nữ có thể cương tụ máu âm vật, nhưng các cơ lớn lại bị bất động hoàn toàn và dường như cơ thể không cử động được vào lúc này. Các hoạt động và chức năng của cơ thể bắt đầu tăng nhẹ: huyết áp tăng dần và dao động, mạch tăng nhẹ, các nguy cơ về tim mạch dễ xảy ra ào thời điểm này. Hô hấp của người ngủ thường không đều và mức tiêu thụ oxy tăng lên nhiều, do đó bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Khi chúng ta ngủ luôn có sự luân phiên giữa giấc ngủ REM và giác ngủ NREM từ 5-6 lần trong đêm và chu kì mỗi giấc là khoảng 90 phút, thời gian giữa từng giai đọn của giấc khoảng 30 phút, đây chính là lí do mà các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ với thời gian là bôi số của 30 phút (hoặc 90 phút) là để đảm bảo chu kì sinh lý cảu giấc ngủ. Tuy nhiên giấc ngủ sâu lại chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kì giấc ngủ đầu tiên thôi, do vậy sau hai chu kì này (khoảng từ 3-3,5 tiếng) là bạn ngủ sâu, còn lại là giấc ngủ REM.
Một giấc ngủ hiệu quả giúp cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động, đồng thời góp phần vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con người, do vậy chúng ta cần có một số kiến thức nhất định về giấc ngủ để có thể chăm sóc giấc ngủ tốt
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn