Phòng bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ em

Phế cầu khuẩn là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ em như: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết… Vậy làm sao để phòng bệnh?

Phòng bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ em

Phòng bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ em

Dưới đây là kiến thức cơ bản của việc phòng bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ em hiện nay được các chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ :

Bệnh do phế cầu gây ra có nguy hiểm không?

Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng viêm phổi do phế cầu là thường gặp nhất. Phế cầu vốn là vi khuẩn thường trú trong hầu họng mà không gây tổn hại gì. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu vì nguyên nhân nào đó như bệnh, suy dinh dưỡng hay do thay đổi thời tiết. Những vi khuẩn này trở lên mạnh lên và gây bệnh. Bệnh có thể chỉ là một viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như sốt, đau họng, chảy mũi… sau có thể lan xuống dưới gây viêm phổi với các triệu chứng sốt cao 39-40 độ, thở nhanh, đau ngực, khạc đờm rỉ sắt, bệnh nhân mệt nhiều… khi bác sĩ thăm khám sẽ thấy hội chứng đông đặc phổi, và hình ảnh phổi mờ vùng viêm trên phim XQ. Viêm phổi rất nguy hiểm vì phổi trọng yếu nhưng dễ tổn thương và nhiễm khuẩn tại đây có xu hướng lan tỏa.

Viêm tai giữa do phế cầu cũng là biến chứng rất thường gặp sau viêm họng do phế cầu. Theo một thống kê gần đây có tới 80% trẻ em dưới 3 tuổi mắc bệnh này. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện nhức tai, sốt, khó chịu, lãng tai, đôi khi có nôn, tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn có thể viêm nặng nhiều mủ làm thủng màng nhĩ chảy mủ ra ngoài tai, có rất nhều trường hợp cha mẹ đưa trẻ đi khám khi trẻ đã có dấu hiệu nặng như vậy và khi đó đã có tổn thương về thính lực, khả năng nghe của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu còn có thể gây biến chứng viêm màng não với các triệu  chứng như sốt cao, đau đầu, nôn vọt, cứng cổ… Bệnh có thể gây tổn thương não dẫn tới nhiều di chứng nguy hiểm sau này, thậm  chí có thể gây trụy tuần hoàn hô hấp dẫn tới tử vong.

Bác sĩ tư vấn: Loại cuối cùng cũng rất nguy hiểm đó chính là nhiễm khuẩn huyết do phế cầu, khi những vi khuẩn không khu trú mà phát triển mạnh mẽ lưu hành trong máu gây nên tình trạng sốc nhiễm trùng với tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh do phế cầu gây ra có nguy hiểm không?

Bệnh do phế cầu gây ra có nguy hiểm không?

Làm sao để phòng bệnh lý do phế cầu?         

Những bệnh lý do phế cầu là rất nguy hiểm tuy nhiên có những biện pháp phòng giúp trẻ không mắc bệnh và có những phác đồ điều trị giúp trẻ khi bị bệnh sẽ mau khỏi hơn, hạn chế những biên chứng nguy hiểm:

Phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm vaccin là biện pháp hữu hiệu nhất giúp phòng bệnh hiệu quả, vaccin được khuyến cáo nên dùng cho nhóm người có nguy cơ cao như: Trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi hay những bệnh nhân suy thận mạn tính, tim phổi mạn tính…

Phòng bệnh bằng các biện pháp ít đặc hiệu hơn như vệ sinh vùng hầu họng, bồi dưỡng sức khỏe nâng cao sức để kháng, vệ sinh môi trường sống, hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh.

Làm sao để phòng bệnh lý do phế cầu?   

Làm sao để phòng bệnh lý do phế cầu?   

Khi có những triệu chứng của bệnh cần được thăm khám phát hiện bệnh và có phương án điều trị, theo dõi tối ưu để hạn chế những tác  hại và biến chứng của bệnh.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn