Sa tử cung là tình trạng thân tử cung bị tụt xuống ống âm đạo, bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ mãn kinh hoặc những người đã từng sinh con. Vậy cần biết gì về sa tử cung.
- Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng viêm nang lông
- Ăn thịt bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có bị lây không?
- Những điều cần biết về bệnh sán chó
Sa tử cung và những điều cần biết
Tình trạng sa tử cung nặng sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về sa tử cung.
Các triệu chứng cho thấy tử cung đạng bị sa xuống ống âm đạo
Thông thường tình trạng sa nhẹ sẽ không có triệu chứng rõ rệt, cũng không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn, khi đó sẽ gây ra các triệu chứng sau:
– Khi tử cung tụt xuống sẽ gây cảm giác khó chịu, nặng nề ở vùng chậu.
– Bệnh nhân gặp khó khăn khi tiểu tiện, có bất thường trong khi đi tiểu như tiểu bí, tiểu rắt.
– Người bệnh bị đau lưng khu vực chậu hông
– Các mô phát triển nhô ra từ âm đạo.
– Cảm giác khó chịu sẽ tăng dần trong ngày do trọng lực làm tử cung đè nén xuống phía dưới.
Thông tin trên được đăng tải trên trang bác sĩ tư vấn về sa tử cung.
Các triệu chứng cho thấy tử cung đạng bị sa xuống ống âm đạo
Nguyên nhân làm tử cung sa xuống
Tử cung ở vị trí bình thường sẽ nằm đè lên bàng quang, được neo giữ bởi các dây chằng. Khi cá cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, thì việc neo giữ cố dịnh cho tử cung trở nên kém hơn. Tử cung sẽ bị sa sâu vào lòng ống âm đạo. Một số nguyên nhân thường gặp như:
– Phụ nữ mang thai các cơ tử cung dãn ra, yếu hơn dẫn tới sa tử cung.
– Do mất trương lực cơ giữa các cơ liên kết, do lão hóa, hoặc do giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh cũng có thể dẫn tới sa tử cung.
– Tình trạng sa tử cung có thể do có một khối u nằm trong khong chậu, nó chèn ép vào tử cung, làm tử cung sa xuống.
– Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể dẫn tới sa tử cung như: phụ nữ sinh con nhiều lần qua đường âm đạo; phụ nữ mang thai nhưng thai lớn hơn so với bình thường; người phụ nữ bước bào tuổi mãn kinh, người lớn tuổi; những người mắc bệnh h mãn tính; cũng có thể do yếu tố di truyền làm các cơ phát triển yếu hơn…
– Có một số bệnh lý khác cũng có thể gây biến chứng sa tử cung ở phụ nữ như: béo phì, rối loạn tiểu tiện, táo bón kéo dài…
Các biến chứng do bệnh gây ra
Sa tử cung có thể gây ra một số biến chứng như:
– Bệnh nhân bị sa tử cung nặng có thể dẫn tới các vết loét của niêm mạc âm đạo do bị cọ sát. Nếu không có biện pháp điều trị sớm có thể dẫn tới nhiễm trùng vết loét đó.
– Người bệnh bị sa tử cung cũng có thể do các cơ quan khác bị sa rồi nè ép vào tử cung khiến cho tử cung sa theo. Khi đó sẽ gây ra các khó khăn trong đại, tiểu tiện, cũng có thể gây ra nhiễm trùng.
Các biến chứng do bệnh gây ra
Phương pháp phòng và diều trị bệnh
Bệnh sa tử cung khi ở diễn biến nhẹ thì hầu như không cần điều trị do không có triệu chứng, không gây khó chịu cho người bệnh. Có một số phương pháp điều trị như:
– Hạn chế tăng cân quá nhanh, giúp giảm tính trầm trọng của bệnh.
– Luện tập một số bài tập tăng cường các cơ, đặc biệt là cơ chậu sàn như bài tập Kegel.
– Lao động vừa sức để không tạo áp lực lớn cho cơ chậu sàn, hạn chế tác động mạnh, trực tiếp vào vùng bụng, vùng chậu.
– Tùy tình trạng bệnh để có phương pháp phù hợp, có thể phải tiến hành phẫu thuật để cải thiện tình trạng sa hoặc có thẻ phải làm phẫu thuật cắt bỏ.
– Ngoài ra cần phải điều trị một số bệnh lý như ho mãn tính, táo bón mãn tính, sa bàng quang… vì các bệnh này có thể dẫn tới sa tử cung.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn