Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Chăm sóc con bị tiêu chảy là điều mà cha mẹ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên có những quan điểm sai lầm ở cha me khiến tình trạng của con tồi tệ hơn.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Sai lầm khi chăm sóc con bị tiêu chảy
Dưới đây là thông tin giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc con khi bị tiêu chảy rất tốt.
Bù nước sai cách
Bác sĩ tư vấn: Khi trẻ bị tiêu chảy, số lần đi vệ sinh của trẻ tăng lên rất nhiều so với bình thường khiến cho trẻ bị mất nước và mất điện giải. Nếu không bù nước, bù điện giải cho trẻ, trẻ sẽ bị rối loạn nước và điện giải nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, có một số người lại chỉ nghĩ rằng con bị mất nước, thấy con khát thì bù nước cho con thay vì bù cả nước và điện giải khiến cho các tế bào của cơ thể rơi vào tình trạng ưu trương, phồng lên. Nếu bù nước nhiều mà không bù điện giải sẽ gây ra rối loạn nghiêm trọng ở trẻ. Trong khi đó, có những cha mẹ đã biết đến việc phải bù cả nước và điện giải cho con, đã biết đến chế phẩm oresol nhưng cách pha và sử dụng lại không đúng. Oresol có nhiều loại với hàm lượng khác nhau nên lượng nước pha cùng tuỳ thuộc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không để ý, cha mẹ sẽ pha nhầm tỷ lệ cho con. Khi pha oresol thì cần pha cả gói, không được chia gói hoặc chia viên vì như vậy sẽ làm mất cân đối lượng điện giải trong thuốc. Dùng oresol chỉ sử dụng trong ngày, oresol là dung dịch đã pha, nên không sử dụng sau khi pha quá 24 giờ, kể cả trong khi để trong tủ lạnh. Khi pha oresol cũng không được sử dụng nước khoáng mà chỉ sử dụng nước lọc. Nếu sử dụng dung dịch oresol sai cách có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là khi pha sai tỷ lệ có thể dẫn đến tử vong.
Kiêng khem quá mức
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con bị tiêu chảy thường cho con kiêng khem nhiều loại thực phẩm, thậm chí những bà mẹ cho con bú mà con bị tiêu chảy cũng kiêng khem. Những thực phẩm cha mẹ thương kiêng cho con hầu như là đồ tanh như cá, tôm, cua… và thậm chí cả đồ dinh dưỡng như thịt, sữa chua mà chỉ cho con ăn cháo loãng là chủ yếu. Thực ra, khi trẻ bị tiêu chảy cũng cần kiêng cho con các loại thực phẩm gây nhuận tràng, đồ uống có gas, đồ ăn ngọt.
Kiêng khem quá mức
Tuy nhiên việc kiêng khem quá mức cả những thực phẩm dinh dường làm con bị thiếu chất, khó khăn hồi phục lại hệ thống miễn dịch cũng như hệ thống tiêu hoá, càng làm cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Ở trẻ em bị tiêu chảy, thường thì trẻ sẽ bị chán ăn, bỏ bữa, cha mẹ nên kiêng trì, động viên con ăn. Thức ăn cho trẻ nên được xay nhỏ và nấu mềm, đảm bảo đủ đạm, tinh bột, vitamin và chất khoáng. Nên bổ sung cho trẻ sữa chua để ức chế sư phát triển của vi khuẩn có hại và tăng cường khả năng miễn dịch.
Cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy
Nhiều bà mẹ khi thấy con bị tiêu chảy, lập tức cho con dùng thuốc cầm tiêu chảy, điều này làm cho các vi khuẩn hoặc virus gây bệnh không được tống ra ngoài theo phân, làm cho nguyên nhân gây tiêu chảy bị giữ lại càng khiến cho trẻ lâu khỏi bệnh. Bên cạnh đó, việc tự ý dùng kháng sinh để điều trị cho con khi bị tiêu chảy cũng hết sức nguy hiểm. Trẻ bị tiêu chảy có thể do vi khuẩn, cũng có thể do virus. Nếu trẻ bị tiêu chảy do virus mà dùng kháng sinh sẽ không tiêu diệt được nguyên nhân gây bệnh, ngược lại còn ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi đường ruột, khiến cho tình trạng bệnh của trẻ khó phục hồi. Do đó, muốn sử dụng thuốc cho con, cần phải có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc làm cho bệnh thêm nặng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn