Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến đường tiết niệu do sự phát triển các khoáng chất trong bàng quang và tích tụ thành các sỏi nhỏ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Sỏi bàng quang và những điều cần biết
Dưới đây là thông tin chi tiết về sỏi bàng quang và những điều bạn nên tìm hiểu để có phương pháp phòng tránh cho bản thân.
Sỏi bàng quang là bệnh gì?
Bác sĩ tư vấn: Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến đường tiết niệu. Sỏi bàng quang được gây ra bởi sự tích tụ của các khoáng chất. Chúng có thể xảy ra nếu bàng quang không hoàn toàn trống rỗng sau khi đi tiểu dẫn đến nước tiểu còn sót lại trở nên cô đặc và các khoáng chất trong chất lỏng biến thành tinh thể.
Trong một số trường hợp , những viên sỏi kishc thước rất nhot vẫn đi qua niệu quản bình thường và không gây ra triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thông thường sỏi bàng quang có thể bị kẹt vào thành bàng quang hoặc niệu quản gây đau dữ đội bụng dưới và xuất hiện máu trong nước tiểu.
Triệu chứng nhận biết sỏi bàng quang
- Khó chịu hoặc đau ở dương vật ở nam giới
- Đi tiểu thường xuyên hơn, tiểu khó, tiểu buốt
- Đau ở vùng bụng dưới
- Đau và buốt, nóng rát khó chịu khi đi tiểu
- Máu trong nước tiểu
- Nước tiểu đục hoặc sẫm màu bất thường
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang bắt đầu phát triển khi nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Điều này thường là do một tình trạng y tế tiềm ẩn khiến bàng quang bị trống hoàn toàn khi đi vệ sinh. Các yếu tố ngăn chặn bàng quang hoàn toàn trống rỗng bao gồm:
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
- Hệ thống thần kinh tổn thương: Nếu hệ thần kinh bị tổn thương ví dụ như trong cơn đột quỵ hoặc chấn thương cột sống, bàng quang có thể không rỗng hoàn toàn.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Nếu tuyến tiền liệt mở rộng, nó có thể đè lên niệu đạo gián đoạn dòng chảy gây sót lại ít nước tiểu trong bàng quang.
- Viêm bàng quang: Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc xạ trị có thể khiến bàng quang không trống hoàn toàn sau khi đi vệ sinh.
- Sỏi thận: Sỏi thận có thể di chuyển xuống niệu quản, chúng sẽ tồn tại trong bàng quang và có thể gây tắc nghẽn. Sỏi thận là phổ biến hơn so với sỏi bàng quang.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc sỏi bàng quang
Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi bàng quang:
- Tuổi tác và giới tính: Nam giới phát triển sỏi bàng quang thường xuyên hơn nữ giới, đặc biệt là khi họ già đi.
- Bệnh nhân liệt: Những người bị chấn thương cột sống nghiêm trọng và mất kiểm soát cơ ở vùng xương chậu không thể làm trống bàng quang hoàn toàn.
- Tắc nghẽn niệu đạo – bàng quang: Bất kỳ nguyên nhân nào ngăn chặn dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo
- Phẫu thuật nâng bàng quang: Một loại phẫu thuật được thực hiện để điều trị chứng không tự chủ ở phụ nữ có thể dẫn đến sỏi bàng quang.
Biến chứng sỏi bàng quang
Mặc dù một số sỏi bàng quang không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào, chúng vẫn có thể dẫn đến các biến chứng nếu chúng không được loại bỏ. Hai biến chứng chính là:
- Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính: Đi tiểu thường xuyên gây đau đớn và khó chịu. Đôi khi, sỏi bàng quang có thể ngăn chặn hoàn toàn nước tiểu ra khỏi cơ thể.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm vi khuẩn tái phát trong đường tiết niệu của bạn có thể được gây ra bởi sỏi bàng quang.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn