Thức khuy dường như đã trở lên phổ biến đối với cuộc sống bận rộn hối hả hiện đại. Nhưng việc thức khuya lại gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe.
- Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng viêm nang lông
- Ăn thịt bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có bị lây không?
- Những điều cần biết về bệnh sán chó
Tác hại của việc thức khuya là gì?
Nhiều người cũng nhận thức được những tác hại từ việc thức khuy nhưng họ chưa ý thức được sự ảnh hưởng ức khuya? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ được những tác hại đó:
Đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Khi chúng ta bước vào trạng thái ngủ, thì các cơ quan trong cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn đào thải độc tố trong cơ thể và thực hiện các quá trình đặc biệt là tái tạo da. Việc thức khuya có thể làm cho làm cho da nổi mụn, nám, tàn nhang do hoạt động tự phục hồi của làn da bị hạn chế, đồng thời gây rối loạn hệ thần kinh. Từ đấy, làn da sẽ khô và xỉn màu hơn, kéo theo việc xuất hiện các vết thâm, nám. Mặt khác, khi thức quá khuya, mạch máu sẽ giãn nở và hình thành những quầng thâm đen dưới mắt. Và việc thiếu ngủ cũng làm mất đi độ ẩm trong da, suy giảm độ pH và khiến làn da của bạn mất đi vẻ tươi trẻ, trở nên khô sạm và nhợt nhạt. Vì vậy bạn cần có biện pháp điều chỉnh lại giấc ngủ của mình một cách đúng đắn và kịp thời.
Gây thừa cân, béo phì
Nhiều quan niệm cho rằng ngủ ít là liệu pháp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn phản khoa học, việc thức khuya không khiến cơ thể gầy đi mà còn làm tích tụ lượng mỡ dư thừa dẫn đến tình trạng thừa cân, gây béo phì. Nguyên nhân có thể giải thích do người có thói quen thức khuya sẽ có xu hướng dậy muộn và bỏ qua bữa sáng. Vì vậy, họ sẽ ăn nhiều hơn trong các bữa tiếp theo, đặc biệt là thói quen ăn các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ làm tăng lượng chất béo trong cơ thể và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh như cao huyết áp, đau tim, trầm cảm…
Gây thừa cân, béo phì
Việc thức khuya khiến ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ do não bộ không được nghỉ ngơi – hệ thần kinh luôn trong trạng thái hung phấn. Tình trạng này lặp lại nhiều làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí nhớ giảm khả năng tập trung. Sự mất tập trung ảnh hưởng đến cuộc sống đặc biệt là trong công việc từ đó gây áp lực lên hệ thần kinh. Theo các nghiên cứu của bác sĩ tư vấn cho thấy ngủ không hợp lý có thể gây ra rối loạn thần kinh bao gồm các căn bệnh như trầm cảm, Alzheimer,.. và làm tăng mức độ stress của cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh dạ dày
Thức khuya thường hay có thói quen ăn khuya đặc biệt là các đồ ăn vặt. Vì vậy , việc thức khuya sẽ rất có hại cho hệ tiêu hóa của chính mình. Việc kéo dài tình trạng ăn uống sẽ gây áp lực nên dạ dày đẫn đến quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ do phải làm việc quá tải. Đồng thời, khi thức ăn ở lại trong dạ dày quá lâu sẽ dẫn đến sự tiết dịch bất thường, trầm trọng hơn còn có nguy cơ viêm loét dạ dày đấy.
Tổn thương gan
Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng của cơ thể. Gan thực hiện quá trình đào thải chất độc khi chúng ta bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi chúng ta thức quá khuya sẽ khiến gan bị thiếu hụt máu dẫn đến quá trình bài tiết các chất độc của gan bị gián đoạn. Các chất độc không được đào thải ra ngoài tích tụ lại gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác kéo theo các bệnh có hại đến sức khỏe.
Bệnh tim mạch
Việc thức khuya gây đảo lộn quá trình sinh học tự nhiên của con người, có thể gây nen căn bệnh mất ngủ hoặc ngủ ngày. Thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng đã tiêu hao sau một ngày làm việc vất vả, nếu quá trình này không được thực hiện sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.
Bệnh tim mạch
Bệnh tiểu đường
Ngủ muộn gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến cơ thể không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thức khuya liên tục, ngủ không đủ giấc sẽ để lại tác hại đối với sức khỏe và tinh thần của bạn. Không chỉ khiến bạn trở nên mệt mỏi, thức khuya còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm.Vì vậy, để có một sức khỏe tốt thì nên có giờ giấc sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống, tập luyện thể thao một cách khoa học.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn