Tiểu vặt ở phụ nữ mang thai và những điều cần biết

Mang thai là thiên chức mà chỉ phụ nữ mới có được. Đồng nghĩ với niềm hạnh phúc vô bờ bến là những khó chịu mà người mẹ gặp phải. Đó chính là chứng tiểu vặt.

Tiểu vặt ở phụ nữ mang thai và những điều cần biết

Tiểu vặt ở phụ nữ mang thai và những điều cần biết

Dưới đây nêu lên những nguyên nhân và giải pháp cho tiểu vặt ở phụ nữ mang thai được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, chị em cùng tham khảo.

Tiểu vặt ở người mang thai là gì?

Khi mang thai, tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên bàng quang gây ra hiện tượng tiểu vặt hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Khó chịu của hiện tượng tiểu vặt nhất là khi về đêm. Điều này làm cho bà bầu mệt mỏi và khó chịu hơn.

Tiểu vặt là tình trạng thường xuyên buồn đi tiểu, đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu lượng rất ít và nước tiểu có màu vàng đục gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh.

Khi tình trạng tiểu vặt là hiện tượng sinh lý bình thường mà hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải nhất là khi thai to và ở những tháng cuối thai kỳ. Bạn nên cố gắng trải qua và coi đó là bình thường và không nên nhịn tiểu. Nhưng một số trường hợp khác tiểu vặt kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiểu buốt, rau máu, mủ, đau âm hộ,… thì cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ không để ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Nguyên nhân tiểu vặt

Khi mang thai, bàng quang bị chèn ép khiến lượng nước tiểu được lưu lại ít hơn gây nên cảm giác buồn đi tiểu liên tục và tiểu vặt là do tử cung to dần lên. Gặp nhiều nhất là lúc mang thai giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. trong những tháng giữa thai kỳ, bào thai chưa lớn nên không trực tiếp đè vào bàng quang nên không gây tiểu vặt nhiều.

Tiểu vặt là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu thai phụ vừa gặp tiểu vặt, vừa gặp tiểu buốt, đái ra máu, mủ hay bị đau mỗi lần đi tiểu có thể mắc thêm các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm âm đạo, lậu hay các bệnh viêm phụ khoa khác nên cần được theo dõi từ chính bản thân thai phụ.

Nguyên nhân tiểu vặt

Nguyên nhân tiểu vặt

Giải pháp cho hiện tượng đi tiểu vặt khi mang thai

Khi mang thai gặp tình trạng tiểu vặt, bác sĩ tư vấn bà bầu nên thực hiện một số lưu ý sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày khoảng từ 1,5-2 lít nước. Nếu để thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng tới mẹ và bé, ảnh hưởng lượng nước ối và sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Tránh các đồ uống có cồn như bia, rượu, các chất kích thích như cafe, trà đặc gây tích nước và làm tăng nguy cơ bị tiểu vặt hơn.
  • Đắc biệt không nên nhịn tiểu. Đứng dậy đi tiểu cũng là một giải pháp vận động hằng ngày cho chị em vă n phòng khi mang thai. Uống nhiều nước vào buổi sáng và chiều, tránh uống nhiều nước vào buổi tối để hạn chế tình trạng tiểu vặt vào ban đêm ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Tập thói quen đi tiểu đều đặn đúng giờ cũng là một giải pháp tốt
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh cho bà bầu: ăn nhiều rau củ quả tươi, tổng lượng rau củ đưa vào cơ thể hằng ngày nên ở mức 600-800g. Hạn chế đường và muối là chế độ ăn lành mạnh
  • Chọn quần lót có độ thấm hút cao, tốt nhất là 100% cotton, co giãn tốt và nên thay quần lót thường xuyên 2-3 lần/ngày để hạn chế vi khuẩn ảnh hưởng tới vùng kín cũng như sức khỏe thai kỳ. Không nên dùng băng vệ sinh lâu dài vì nó tiềm ẩn nhiều vi khuẩn và vi khuẩn sinh sôi rất mạnh mẽ trong miếng băng vệ sinh bạn dùng. Đồng thời nó khiến vùng kín bị bí bách, không được thông thoáng dễ dàng gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Nếu cơ thể có những thay đổi nằm ngoài tầm kiểm soát bạn nên đi thăm khám và điều trị với bác sĩ. Tiểu vặt cũng là một triệu chứng của các bệnh đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định được nguyên nhân cũng như đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho bạn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Giải pháp cho hiện tượng đi tiểu vặt khi mang thai

Giải pháp cho hiện tượng đi tiểu vặt khi mang thai

Việc tự ý sử dụng thuốc khi mang thai mà không được lời khuyên của bác sĩ là việc bạn cần tránh. Vì thời điểm hiện tại thuốc không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn