Trẻ bị táo bón là tình trạng thường gặp mà các bà mẹ cần chú ý. Vậy khi sử dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón, bạn cần lưu ý những vấn đề gì?
- Bệnh lậu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
- Mách nhỏ BÍ QUYẾT giúp tăng cân cho chị em
- Tâm trạng buồn bã của bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Tìm hiểu về việc dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón
Dưới đây là nội dung chi tiết liên quan đến vấn đề này!
Chuyên gia khuyến cáo tình trạng sử dụng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón
- Thực trạng sử dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ khi bị táo bón ngày càng nhiều và bừa bãi. Liệu việc làm đó có gây hại gì cho trẻ hay không chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
- Khi các biện pháp khác không phát huy hiệu quả khi bé bị táo bón chúng ta mới sử dụng thuốc thụt hậu môn do thuốc này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ diễn ra khá thường xuyên. Nhưng bố mẹ không nên sử dụng ngay thuốc thụt hậu môn mà hãy thử qua những biện pháp đơn giản hơn trước đã, ví dụ như đổi thức ăn dễ tiêu cho bé, xoa bụng … nếu như không cải thiện chứng táo bón thì khi đó bạn mới được sử dụng thuốc thụt hậu môn như một giải pháp tạm thời.
Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé
Hậu môn của bé vẫn còn mỏng manh, khi bạn cho bé sử dụng thuốc thụt hậu môn có thể dẫn đến tình trạng bỏng rát và tổn thương, chảy máu tại hậu môn, bé có thể bị mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên và phải phụ thuộc vào thuốc.
Đối với trường hợp bé bị táo bón mãn tính, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp và hướng dẫn sử dụng thật kĩ cho bé.
Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé
Cách thức hoạt động của thuốc thụt hậu môn?
Bác sĩ tư vấn: Thuốc thụt hậu môn cho trẻ em được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch có tác dụng nhuận tràng, giúp bài tiết phân ra ngoài một cách dễ dàng không gây đau đướn và tổn thương hậu môn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé
- Khi bạn sử dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ, bạn bơm dung dịch thuốc vào sẽ khiến bé khó chịu và muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Để tiếp tục bơm thuốc, bạn hãy giúp trẻ thư giãn, giúp bé hít thở đều đặn để có thể trì hoãn bé đi vệ sinh một thời gian ngắn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bôi thuốc vào cho bé thì bạn có thể dùng một ít dầu bôi trơn vào đầu tuýp thuốc để dễ dàng đưa vào cho bé. Còn nếu không được nữa thì bạn đừng cố quá đưa thuốc vào kẻo khiến trẻ bị đau và tổn thương hậu môn. Thuốc thụt thường sử dụng cho bé trên 2 tuổi, nếu bé dưới 2 tuổi bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Những loại thuốc thụt hậu môn giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn nhưng bạn không nên sử dụng thường xuyên tránh phụ thuộc quá vào thuốc.
- Nếu bé bị táo bón kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, sưng đau, phải đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra kịp thời tránh để bệnh nặng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé
Giải pháp điều trị táo bón cho bé thay thế thuốc
- Bạn hãy xây dựng thực đơn lành mạnh cho trẻ, tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ, bổ sung nước cho trẻ, tăng cường vận động cho trẻ sẽ giảm nguy cơ trẻ bị táo bón. Bạn nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, cho bé ăn nhiều sữa chua và các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, chuối,… để giúp bé đi vệ sinh dễ dàng.
- Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp thụt dân gian trước, nếu không có hiệu quả bạn mới nghĩ đến việc sử dụng thuốc tháo thụt.
- Sử dụng mật ong bôi vào hậu môn cho trẻ do mật ong có tính nóng có thể kích thích trẻ đi ngoài dễ hơn.
- Sử dụng bông tăm hoặc cọng mồng tơi nhúng vào mật ong sau đó bôi vào hậu môn của trẻ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc thụt hậu môn đem lại hiệu quả nhanh nhưng cũng để lại nhiều tác dụng phụ, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và nên áp dụng những biện pháp không dùng thuốc trước.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn