Nếu đã từng chạy bộ chắc hẳn không ít lần sinh viên Y bị chuột rút bắp chân. Làm thế nào để có thể phòng tránh được những trường hợp chuột rút khi chạy bộ?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Tránh chuột rút cho sinh viên Y khi chạy bộ như thế nào?
Dưới đây là thông tin chi tiết về chuột rút khi chạy bộ mà bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị phương án phòng tránh hiệu quả.
Bắp chân của chúng ta được cấu tạo như thế nào?
Bác sĩ tư vấn: Bắp chân của con người được cấu tạo bởi 2 phần cơ chính: cơ bụng chân và cơ dép.
Cơ bụng chân là một loại cơ lớn tạo thành hình khối của bắp chân, trong khi đó cơ dép lại là một dải cơ nhỏ và dẹt nằm ngay ở dưới phần cơ bụng chân. Phàn gân của chúng sẽ bám vào gót chân chính vì thế hoạt động chủ yếu của hai loại cơ này là kéo gót chân trong khi chân của chúng ta bước về phía trước, điều này đồng nghĩa với việc khi chúng ta đi, chạy hay nhảy đều cần sử dụng đến cơ của vùng bắp chân rất nhiều.
Hiện tượng chuột rút bắp chân
Chuột rút là hiện tượng vùng cơ bắp chân không theo ý muốn cử động chúng ta trong khi bình thường chúng sẽ chỉ cử động khi chúng ta muốn. Tình trạng cơ bắp chân hoạt động không theo ý muốn được gọi là chuột rút và chúng có thể kéo dài từ vài giây cho đến 15 phút.
Có ba loại chuột rút thường gặp nhất:
– Chuột rút thực sự: đây là trường hợp bị co một phần hoặc bị co tất cả các phần của một cơ, hoặc có thể sẽ là một nhóm cơ hoạt động cùng nhau. Có thể tưởng thượng rằng khi các cơ vùng bắp chân hưng phấn thần kinh quá mức dẫn tới co cơ; đây cũng là tình trạng thường gặp nhất và thường xảy ra do mệt cơ trong quá trình luyện tập.
– Uốn ván: đây là trường hợp xảy ra do các tế bào thần kinh liên tục phát tín hiệu ra lệnh co cơ; đôi khi chúng ta khó có thể phân biệt chúng với chuột rút thực sự.
– Chuột rút do rối loạn trương lực: trường hợp này gây ra bởi các cơ không cần tham gia vào vận động nhưng chúng vẫn tự ý co cơ; thường là chỉ xuất hiện ở các cơ nhỏ, trường hợp này thường xảy ra là do mệt cơ
Hiện tượng chuột rút bắp chân
Phòng ngừa chuột rút bắp chân như thế nào?
Dù là tập luyện chạy bộ như vận động viên hay chạy bộ với mục đích rèn luyện thể lực hay giảm cân hàng ngày với máy chạy bộ thì chúng ta cũng có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa chuột rút bắp chân.
- Bài tập kéo giãn (stretching)
Bài tập kéo giãn (stretching) vừa là phương pháp điều trị đồng thời cũng là phương pháp phòng ngừa chuột rút bắp chân khá hiệu quả cho người chạy bộ. Các chuyên gia cũng đã liên tục khuyến cáo chúng ta rằng nếu không chăm chỉ kéo giãn các cơ sinh viên Y sẽ dễ bị chuột rút hơn.
Đối với người chạy bộ, cần khởi động làm nóng (warm-up) trước khi chạy đồng thời thư giãn làm nguội cơ thể (cool-down) sau khi chạy, có như vậy mới có thể giúp thả lỏng cơ, tránh bị co rút liên .
- Uống nước đầy đủ
Uống nước đầy đủ cũng là việc nên làm giúp sinh viên Y có thể duy trì và cân bằng điện giải. Tuy rằng mỗi người sẽ có một nhu cầu cung cấp nước khác nhau nhưng có thể từ quy tắc chung để rút ra quy tắc riêng cho mình.
Sinh viên Y cũng cần chú ý hơn về việc cân bằng điện giải, cụ thể là hai yếu tố: natri và kali, đây đều là những thành phần chính trong mồ hôi, và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ th con người. Khi thiếu hụt natri hoặc kali trong cơ thể tế bào sẽ không thể phục hồi lại ở bậc thang nồng độ giống như trước khi co cơ. Khi đó, tất cả các tế bào cơ cũng sẽ tiếp tục co rút và sinh viên Y sẽ bị đau khủng khiếp do chuột rút. Đây cũng là lý do giúp chúng ta lý giải tại sao chạy bộ trời nóng dễ bị chuột rút hơn, bởi khi thời tiết nóng chúng ta sẽ mất nước và điện giải nhanh hơn.
Chuột rút không những gây đau đớn, làm gián đoạn quá trình tập luyện mà còn có thể khiến sinh viên Y phải dừng bài tập chạy. Nếu đang chạy mà bị chuột rút, hãy làm bài tập kéo giãn và xoa bóp vùng cơ đang bị co rút thật nhiều lần để có thể giúp các cơ trở lại trạng thái bình thường.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn