Khác với áp xe là ổ mủ khu trú, thì tình trạng viêm nhiễm lan tỏa cũng không hề hiếm gặp, viêm lan tỏa thường nặng nề với nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nha chu và những điều cần biết để bảo vệ răng miệng
- Niềng răng và những chú ý quan trọng không nên bỏ qua
- Tại sao sinh viên Y cần khởi động trước khi chạy bộ?
Viêm lan tỏa trong nhiễm trùng ngoại khoa
Viêm tấy lan tỏa – Cellulite
Bác sĩ chuyên khoa phân tích, viêm tấy lan tỏa là tình trạng viêm cấp tính tế bào với 2 đặc điểm là xu hướng lan tỏa mạnh không giới hạn và hoại tử các mô bị viêm nhiễm xâm nhập. Viêm tấy lan tỏa là một tình trạng nhiễm khuẩn có thể gặp sau chấn thương, vết thương hay mụn nhọt… Căn nguyên gây viêm thường gặp nhất là do nhiễm các loại liên cầu (streptococus), tụ cầu vàng… Và thường gây bệnh trên những bệnh nhân nghiện rượu, tiểu đường, suy thận.
Khác với áp xe là tình trạng viêm khu trú sinh mủ tại chỗ với ổ mủ thực thể sưng nóng, đỏ, đau khám rất dễ dàng phát hiện. Viêm tấy lan tỏa có tính chất lan rộng ra xung quanh thậm chí là toàn thân.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có những biểu hiện nhiễm trùng toàn thân như: sốt cao, rét run, người mệt mỏi… Khám ở nơi căn nguyên của viêm nhiễm ( thường là ngõ vào của vết thương) thấy có viêm tại chỗ với biểu hiện sưng phồng và lan rộng, da bóng đỏ có những chỗ tái bầm, ấn đau.
Ở giai đoạn trễ, các mô viêm bị hoại tử, loét da và tự vỡ ra ngoài. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm độc nặng có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng 24-48h.
Do đặc điểm viêm nhiễm lan tỏa và gây hoại tử ở nơi viêm nhiễm nên có thể gây ra các biến chứng ở cơ quan lân cận, cơ quan xa hoặc toàn thân như: Viêm khớp có mủ, viêm tắc tĩnh mạch sau nhiễm trùng lan ra, viêm mủ màng phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn mủ huyết.
Về điều trị ở giai đoạn đầu chủ yếu là điều trị tích cực bằng kháng sinh liều cao, tới giai đoạn hóa mủ cần phải can thiệp ngoại khoa để giải phóng ổ mủ, dẫn lưu ổ mủ. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cần tăng cường protein, vitamin và khoáng chất giúp bệnh nhân mau hồi phục.
Viêm lan tỏa trong nhiễm trùng ngoại khoa cần được điều trị sớm
Viêm bạch mạch và viêm hạch bạch huyết cấp tính
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, viêm bạch mạch là một dạng của viêm lan tỏa, do vi khuẩn từ vết thương xâm nhập vào mạch bạch huyết sinh sôi và phát triển trong hệ thống bạch huyết làm viêm mạch bạch huyết và hạch bạch huyết.
Về triệu chứng nhận biết, trên bệnh nhân có ổ nhiễm khuẩn có xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân ( sốt cao, rét run, đau mỏi người, nhức đầu) thấy đau nhức một ngón tay hoặc ngón chân bên có vết thương, đau dọc lên theo chi.
Khám thấy tại vết thương có sưng nề, da phía trên sưng nóng đỏ đau với những lằn chỉ đỏ kết thành mạng lưới, ấn vào đau thốn ( viêm bạch mạch lưới).
Phần chi phía trên vết thương có những lằn đỏ sẫm song song với nhau, sờ vào như sợi dây cộm cứng, ấn rất đau ( viêm thân bạch mạch)
Hạch phía trên của vết thương ( khoeo, háng, nách…) sưng to, di động, sờ nóng, ấn đau ( viêm hạch bạch huyết cấp tính). Hạch có thể sưng đơn lẻ hoặc viêm quanh hạch gây dính chùm có thể tiến triển thành viêm tấy hạch với biểu hiện: Đau nhiều hơn, sốt cao hơn, rét run, hạch sưng to. Sau vài ngày hạch hóa mủ phải xẻ mủ dẫn lưu.
Về điều trị nội khoa ở giai đoạn đầu và ngoại khoa rạch tháo mủ ở giai đoạn sau, cần chú ý dùng thuốc đúng y lệnh, chăm sóc vết thương rạch mủ cẩn trọng tránh nhiễm khuẩn thứ phát.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn