Thuốc Cefuroxim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin được dùng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Dược sĩ tư vấn về công dụng và cách dùng thuốc Mocetrol
- Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc trị nấm Mycorozan hiệu quả
- Dược sĩ tư vấn công dụng và liều dùng thuốc Ephedrine
Thuốc Cefuroxim 500mg
- Tên hoạt chất: Cefuroxime
- Thương hiệu thuốc: Ceftin, Cefuroxim® và Cefuroxime
- Phân nhóm: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin
Những thông tin cần biết về thuốc Cefuroxim
Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định tư vấn, Cefuroxim là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm cephalosporin. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, bệnh lậu hay chốc lở ngoài da do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp phẫu thuật, Cefuroxim được sử dụng với mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Cefuroxim có thể được chỉ định cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.
Cơ chế hoạt động
Cefuroxim hoạt động bằng cách ngăn chặn không cho các tế bào của vi khuẩn hình thành và tiếp tục phân chia. Thuốc phá vỡ thành tế bào và khiến vi khuẩn dần bị tiêu diệt.
Chống chỉ định
Bạn không nên sử dụng Cefuroxim nếu:
- Bạn bị dị ứng với thuốc hoặc với bất kì loại kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin
- Cơ thể mẫn cảm với các thuốc kháng sinh nhóm betalactam như Penicillin hay Carbapenems.
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi cũng không được dùng Cefuroxim
Dược sĩ tư vấn liều lượng và cách sử dụng thuốc Cefuroxim
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, thông tin về liều lượng và cách sử dụng thuốc được đề cập dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được cho lời khuyên của những người có chuyên môn. Bạn nên uống thuốc trong hoặc sau khi ăn. Liều dùng sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên các yếu tố như tuổi tác, dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Liều dùng điều trị viêm họng, viêm amidan ở mức độ nhẹ đến trung bình:
- Người lớn: 250mg x 2 lần/ ngày trong 10 ngày liên tục.
- Trẻ từ 3 tháng – 17 tuổi: Dùng liều như người lớn.
Liều dùng điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính:
Trẻ em từ 3 tháng đến 17 tuổi có thể dùng Cefuroxim 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 250mg. Mỗi đợt dùng thuốc trong 10 ngày.
Liều dùng điều trị viêm xoang cấp tính:
- Người lớn (>=18 tuổi): Uống 250mg sau mỗi 12 giờ. Đợt dùng thuốc kéo dài 10 ngày
- Trẻ em từ 3 đến 17 tháng tuổi: Liều dùng tương tự như người lớn
Liều dùng điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính:
Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Uống 250-500mg, ngày 2 lần. Mỗi đợt dùng thuốc trong 10 ngày.
Liều dùng điều trị nhiễm trùng ngoài da không có biến chứng:
Cefuroxim được chỉ định để điều trị nhiễm trùng da cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 250-500mg trong 10 ngày.
Liều dùng điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu chưa có biến chứng:
- Trẻ tử 13 tuổi trở lên và người lớn: Uống liều 250mg, nhắc lại sau mỗi 12 giờ. Một đợt dùng thuốc kéo dài 7-12 ngày.
- Trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi: Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ít khi xảy ra ở độ tuổi này nên không có thông tin liều lượng định sẵn. Bạn nên cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Liều dùng điều trị bệnh lậu không có biến chứng:
- Người lớn: Uống 1 liều duy nhất là 1000mg
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Dùng như liều người lớn
Liều dùng điều trị bệnh Lyme:
Trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn: 500mg x 2 lần/ ngày. Dùng thuốc trong 20 ngày liên tục
Lưu ý: Liều dùng thuốc Cefuroxim có thể được điều chỉnh ở người mắc bệnh thận và người cao tuổi. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng thích hợp.
Tác dụng phụ của thuốc được cảnh báo
Dược sĩ tư vấn, Cefuroxim có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng. Các tác dụng phụ của thuốc được báo cáo bao gồm:
Các tác dụng phụ không phổ biến:
- Nhiễm nấm
- Sốt cao
- Viêm đại tràng
- Đau dạ dày
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nổi phát ban ngứa trên da
Tác dụng phụ thường gặp:
- Sưng đau tại chỗ tiêm khi dùng thuốc theo đường truyền tĩnh mạch
- Giảm bạch cầu trong máu
- Tăng bilirubin được sản xuất ở gan
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Nổi phát ban toàn thân gây ngứa ngáy dữ dội
- Phồng rộp, bong tróc da
- Sưng mắt, miệng
- Khó thở
Danh sách trên có thể liệt kê không đầy đủ tác dụng phụ của thuốc. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra sau khi dùng thuốc.