Giấc ngủ kinh hoàng tác động tới hơn 40% trẻ em và cả một số người lớn. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khiến người bệnh mệt mỏi và có một giấc ngủ không chất lượng.
- Bệnh đau buồn quá mức là căn bệnh như thế nào?
- Tìm hiểu về bệnh Liên cầu lợn ở người
- Bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh hay quên hiệu quả
Để hiểu chi tiết về bệnh, từ đó giúp bạn có những thông tin cần thiết, phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả, hãy cùng tham khảo những chia sẻ hữu ích từ bác sĩ tư vấn sức khỏe tại đây:
Hỏi: Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là bệnh gì thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Giấc ngủ kinh hoàng là những cảm giác sợ hãi tột độ, dẫn đến việc la hét khi đang ngủ. hội chứng thường đi đôi với mộng du. Khi mộng du, giấc ngủ kinh hoàng được coi là tình trạng cận giấc ngủ – một tình trạng không mong muốn xảy ra trong khi ngủ. Một đợt giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra từ vài giây đến vài phút nhưng có những đợt có thể kéo dài hơn.
Giấc ngủ kinh hoàng có thể bắt buộc phải được điều trị khi chúng dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự thiếu ngủ ở người bệnh hoặc tạo ra các tư thế có thể nguy hiểm.
Hỏi: Nguyên nhân gây nên hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là do đâu thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Một vài yếu tố gây nên giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:
- Thiếu ngủ và sự mệt mỏi nghiêm trọng
- Căng thẳng (stress)
- Lịch ngủ bị đảo lộn, khi đi du lịch hay khi giấc ngủ bị cắt ngang
- Sốt
Giấc ngủ kinh hoàng đôi lúc có thể bị kích thích bởi các tình trạng ảnh hưởng đến giấc ngủ đáng lưu lý sau:
- Rối loạn thở khi ngủ – một nhóm rối loạn bao gồm hình thái thở không bình thường, thường gặp nhất là ngưng thở tắt nghẽn khi ngủ.
- Hội chứng chân không yên
- Một số thuốc
- Rối loạn khí sắc như trầm cảm hay lo âu
- Nghiện rượu ở người lớn
Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng giấc ngủ kinh hoàng: Giấc ngủ kinh hoàng thường gặp khi trong gia đình có người có tiền sử bị giấc ngủ kinh hoàng hoặc mộng du. Ở trẻ, giấc ngủ kinh hoàng thường gặp ở bé gái.
Hỏi: Triệu chứng thường gặp của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?
Trả lời:
Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng. Người gặp ác mộng thức dậy sau giấc mơ và có thể nhớ các chi tiết nhưng một người có giấc ngủ kinh hoàng vẫn sẽ ngủ tiếp. Trẻ em thường không nhớ bất kì cái gì kiên quan đến những giấc ngủ kinh hoàng của chúng vào buổi sáng. Những người lớn có thể có một giấc mơ không hoàn chỉnh khi họ trải qua giấc ngủ kinh hoàng. Thực chất, giấc ngủ kinh hoàng không phải một giấc mơ mà nó là một dạng rối loạn.
Theo thông tin chia sẻ từ các Bác sĩ đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì các giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra ở một phần ba đến nửa đêm và hiếm khi xảy ra khi ngủ trưa. Một giấc ngủ kinh hoàng có thể dẫn đến mộng du.
Suốt một đợt giấc ngủ kinh hoàng, một người có thể:
- Bắt đầu la hét kinh hoàng
- Ngồi dậy và tỏ ra sợ hãi
- Mở to mắt
- Vã mồ hôi, thở gấp và tăng nhịp mạch, vẻ mặt đầy cảm xúc và hai đồng tử giản.
- Đá và đấm
- Khó đánh thức và bối rối nếu bị đánh thức
- Không thể xoa dịu
- Có ít hoặc không có kí ức về sự kiện vào buổi sáng
- Có thể ra khỏi giường, chạy quanh nhà hoặc có hành vi gây hứng khi bị ngăn cản hay bị kiềm chế.
Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng?
Trả lời:
Nếu giấc ngủ kinh hoàng dẫn tới các nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, làm phiền các thành viên trong gia đình hay hay phá vỡ giấc ngủ của người bệnh, việc điều trị là cần thiết. Điều trị thường tập trung vào tạo ra sự an toàn và loại bỏ các nguyên nhân kích thích.
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Điều trị các tình trạng đáng lưu ý: Nếu giấc ngủ kinh hoàng liên quan đến các thuốc và các tình trạng sức khỏe tâm thần hay các rối loạn giấc ngủkhác như ngưng thở khi ngủ, mục tiêu của điều trị sẽ là giải quyết các vấn đề đó.
- Kiểm soát stress: Nếu stress và lo lắng gây ra giấc ngủ kinh hoàng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn hẹn với các nhà trị liệu hoặc tư vấn viên tâm lý. Liệu pháp nhận thức hành vi, thôi miên, phản hồi tự nhiên (biofeedback) hay liệu pháp thư giản có thể giúp bạn. Bên cạnh đó, massage chữa bệnh cũng là cách loại bỏ hội chứng giấc ngủ kinh hoàng.
- Sự đánh thức trước cơn: Đánh thức người bị giấc ngủ kinh hoàng khoảng 15 phút trước thời điểm họ lên cơn. Sau đó người đó có thể thức một vài phút trước khi ngủ lại.
- Thuốc: Thuốc hiếm khi được dùng để điều trị giấc ngủ kinh hoàng. Nếu cần bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc và chỉ dẫn cho bệnh nhân sử dụng.
Hỏi: Làm thế nào để phòng tránh hội chứng giấc ngủ kinh hoàng hiệu quả?
Trả lời:
Nếu giấc ngủ kinh hoàng là một vấn đề với bạn hay con bạn, sau đây là một số biện pháp có thể thử:
- Ngủ đủ: Sự mệt mỏi gây ra giấc ngủ kinh hoàng. Nếu thiếu ngủ, hãy thử ngủ sớm hơn và điều độ theo thời gian biểu. Đôi lúc các giấc ngủ ngắn có thể có ích.
- Tạo ra thói quen nghỉ ngơi đều độ trước khi ngủ
- Tạo một môi trường an toàn: Để phòng ngừa chấn thương, đóng và khóa các của sổ và cửa ra vào buổi tối. Tránh dùng giường tầng. Đặt các vật sắt nhọn dễ vỡ xa tầm với và cất tất cả các vũ khí.
- Giải tỏa căng thẳng: Nếu trẻ có vẻ lo âu và căng thẳng, tâm sự với chúng để tìm ra lý do. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp ích được cho bạn.
- Xoa dịu: Nếu trẻ có một giấc ngủ kinh hoàng, quan sát và chờ đợi trẻ tự khỏi. Bạn có thể ôm ấp và vuốt ve nhẹ nhàng và cố gắng khiến trẻ trở lại giấc ngủ. Nói chuyện bình tĩnh và nhỏ nhẹ. Lắc trẻ hay la hét có thể khiến mọi việc tệ hơn.
- Quan sát tìm ra xu hướng cơn: nếu con bạn bị các giấc ngủ kinh hoàng, ghi chép nhật kí về các cơn đó. Đối với một số đêm, ghi chú bao nhiêu phút sau khi ngủ thì cơn xảy ra. Nếu thời điểm lên cơn tương đối ổn định, việc đánh thức trước cơn sẽ có thể có ích.
Cám ơn những chia sẻ từ bác sĩ!
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn