5 chấn thương trong lúc chạy bộ mà các bạn sinh viên y dược dễ mắc phải

Chạy bộ sẽ giúp các bạn sinh viên y dược có sức khỏe và sự dẻo dai trong tâm trí lẫn thể lực. Nếu có động tác sai cũng như cường độ luyện tập không hợp lí trong lúc tập luyện sẽ dễ dẫn tới một số chấn thương nghiêm trọng.

5 chấn thương trong lúc chạy bộ mà các bạn sinh viên y dược dễ mắc phải

5 chấn thương trong lúc chạy bộ mà các bạn sinh viên y dược dễ mắc phải

Dưới đây là một vài cách để khắc phục những chấn thương đó.

Chấn thương gân sau cổ chân

Khi các bạn sinh viên y dược chạy bộ với các chuyển động mạnh phần gót chân, nó sẽ gây chấn thương và dẫn đến những cơn đau nhói.

Các bạn sinh viên y dược nên luyện tập cơ bắp chân mạnh khỏe sẽ giảm thiểu chấn thương này.

Cách chữa trị: chẳng may khi các bạn gặp phải chấn thương này, thì dùng đá chườm lên toàn bộ phần cơ bị đau, nó sẽ giảm đau hiệu quả. Nhưng cách tốt nhất vẫn là tập luyện tăng cơ bắp chân hằng ngày và khởi động thật kỹ trước khi chạy.

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối (thường đau phần xương bánh chè) là chấn thương thường gặp đối với các bạn sinh viên y dược khi đi chạy bộ. Chấn thương này gây ra sự đau đớn ở phần trước đầu gối. Cơn đau có thể xuất hiện sau một quãng đường chạy và càng đau về sau khi bạn tiếp tục chạy.

Chúng ta cần để ý đến tư thế chạy bộ có đúng hay chưa. Lựa chọn cho mình đôi giày phù hợp, chạy bộ đúng với tốc độ và quãng đường mong muốn khi tập luyện.

Khi các bạn sinh viên y dược gặp phải chấn thương đầu gối có thể dẫn đến những chấn thương các phần xung quanh mà các bạn không biết. Vì vậy khi gặp chấn thương này các bạn nên nghỉ ngơi, và tránh các bài tập lunge, squat hay những bài tập tác động lên đầu gối.

Chấn thương gót chân

Chấn thương này thì bạn sinh viên y dược nào cũng có thể gặp khi chạy quá sức. Nguyên nhân chủ yếu là do phần mô dưới gót chân vận động quá mạnh dẫn đến viêm và sưng. Cơn đau càng lớn hơn khi nghỉ ngơi.

Cách ngăn ngừa: chấn thương gót chân tốt nhất nên được phòng hơn là chữa. Đầu tiên là các bạn phải kiểm tra lòng bàn chân, nếu nó lõm hơn bình thường hoặc bằng phẳng thì nguy cơ gặp chấn thương này khá cao khi chạy bộ. Thêm nữa là luyện tập tăng sức dẻo dai cho phần cơ chân và hông sẽ một phần tránh chấn thương này.

Chấn thương gót chân

Chấn thương gót chân

Cách chữa trị: Nếu các bạn sinh viên y dược mà gặp phải chấn thương này, hãy dừng chạy bộ và thường xuyên duỗi phần gót chân. Chườm đá lạnh 5 phút mỗi ngày lên gót cũng giúp bạn chữa trị chấn thương này.

Chấn thương ống đồng

Bác sĩ tư vấn: Bất kì cơn đau ở phần trước hay phần bên ống đồng đều có nguyên nhân từ sự dãn ra của các khớp xương ống đồng. Cơn đau thường đến và đi trong lúc chạy bộ và ngay cả khi các bạn đang nghỉ ngơi. Chấn thương lên phần cơ, dây chằng và xương xung quanh ống quyển cũng có thể đem đến những cơn đau khó chịu.

Nguyên nhân chính gây ra chấn thương này cho các bạn sinh viên y dược là do sự đột ngột tăng cường độ chạy của bạn, và đặc biệt là trên những bề mặt chạy bộ cứng. Hạn chế tăng tốc trên những đoạn đường bề mặt cứng.

Cách chữa trị: Nếu các bạn cảm thấy đau phần ống đồng, hãy dừng chạy và chườm đá lạnh. Nghỉ ngơi cho đến khi hết đau, sau đó tăng quãng đường chạy với tốc độ chậm hơn để tránh chấn thương lặp lại.

Chấn thương cơ gân kheo

Thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo. Đây là tình trạng cơ bắp chân bị kéo căng và rách. Chấn thương xảy ra sẽ đem đến những cơn đau dữ dội.

Cách phòng ngừa: Các bạn sinh viên y dược nên khởi động làm nóng các cơ thật kỹ. Các bạn có thể luyện tập tăng cơ bắp chân với các bài tập glute bridge và deadlift.

Cách chữa trị: Nếu chẳng may các bạn gặp phải chấn thương này, thì chúng ta phải nghỉ ngơi vài tháng và từ từ sau đó chạy bộ lại với tốc độ chậm hơn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn