Kháng sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Kháng sinh có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn một cách đặc hiệu.
- Dược sĩ tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc Irbesartan đúng cách
- Dược sĩ tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc Gentamycin đúng cách
- Dược sĩ tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc Amoxicillin đúng cách
8 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn và hiệu quả
Sử dụng kháng sinh một cách an toàn, hiệu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế việc đề kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như các nước trên giới.Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn nhé.
Chỉ được dùng kháng sinh khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm và kết quả thăm khám để quyết định có cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh hay không.
Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo không dùng kháng sinh cho những bệnh do virus gây ra như cúm, sởi… hoặc do cơ thể suy nhược, thiếu máu, dị ứng, bướu cổ…
Lựa chọn đúng kháng sinh và liều lượng
Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Theo Dược sĩ tư vấn cho biết cách chọn đúng kháng sinh và liều lượng như sau:
Về người bệnh: cần xem xét các yếu tố liên quan như sau: lứa tuổi, tiền sử dị ứng, chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch… Đặc biệt, cần lưu ý tới phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi sử dụng kháng sinh.
Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và độ nhạy với kháng sinh của vi khuẩn.
Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
tuổi người bệnh ,cân nặng, mức độ nặng của bệnh ,chức năng gan – thận.
Do đặc điểm khác nhau về dược động học, liều lượng thuốc kháng sinh dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già sẽ khác nhau và có hướng dẫn riêng.
Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Với những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp (aminoglycoside, polypeptide), phải đảm bảo nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính, phải luôn giám sát nồng độ thuốc trong máu.
Lựa chọn đường đưa thuốc
Căn cứ vào vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh ở dạng tiêm hay dạng uống.
Kháng sinh đường uống thường được sử dụng cho các nhiễm khuẩn nhẹ, có thể điều trị ngoại trú. Do có ưu thế về kinh tế, kháng sinh đường uống cũng được cân nhắc sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng.
Đối với bệnh nhân nhập viện, ban đầu cần sử dụng kháng sinh đường tiêm, sau đó nên chuyển qua đường uống nếu có thể. Tuy nhiên, với các kháng sinh như Amyloglycoside, Vancomycine, Amphotericin B gần như không hấp thu qua đường tiêu hóa, vì vậy cần dùng đường tĩnh mạch để đạt hiệu quả điều trị. Ngoài ra, kháng sinh đường tiêm còn được chỉ định trong trường hợp như: cần nồng độ kháng sinh trong máu cao như trường hợp viêm màng não, màng trong tim, xương khớp nặng…
Hạn chế sử dụng kháng sinh tại chỗ. Việc sử dụng kháng sinh tại chỗ có thể gây dị ứng hoặc hiện tượng kháng kháng sinh. Chỉ nên dùng kháng sinh tại chỗ trong trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt. Nên dùng thuốc sát khuẩn đối với những nhiễm khuẩn ngoài da.
Lựa chọn thời gian dùng kháng sinh
Độ dài điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẫn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, dùng kháng sinh từ 7-10 ngày.
Với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở các tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (viêm màng não, viêm màng trong tim…), bệnh lao thì thời gian dùng kháng sinh dài hơn, trong nhiều tháng. Hạn chế điều trị kéo dài để tránh sự kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
Lựa chọn thời gian dùng kháng sinh
Số lần dùng thuốc
Việc chia liều kháng sinh dùng trong ngày dựa trên dược lực học và dược động học của thuốc. Ba đặc tính quan trọng để quyết định việc chia liều kháng sinh:
tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh phụ thuộc nồng độ (amyloglycoside, Daptomycine)
thời gian (glycopeptide, macrolide, clindamycine, linezonid)
thuốc có tác dụng hậu kháng sinh PAE (Aminoglycoside, Fluroquinolone)
Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý
Chỉ nên dùng kháng sinh dự phòng khi:
Phòng bội nhiễm do can thiệp thủ thuật, phẫu thuật nha khoa
Trong vùng có dịch bệnh
Sử dụng kháng sinh dự phòng bừa bãi có thể dẫn tới bội nhiễm và kháng thuốc, do đó chỉ sử dụng hạn chế trong các trường hợp lợi ích đem lại vượt trội hơn so với nguy cơ.
Phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết
Nhiễm khuẩn thông thường, nên sử dụng kháng sinh đặc hiệu cho loại vi khuẩn đang nhiễm.
Tuy nhiên, phối hợp kháng sinh cần thiết cho một số ít trường hợp như điều trị lao, phòng, viêm màng trong tim, Brucellosis. Ngoài ra, có thể phối hợp kháng sinh cho những trường hợp như: bệnh nặng mà không chuẩn đoán được vi sinh hoặc không chờ được kết quả xét nghiệm, người suy giảm sức đề kháng, nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn