Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng có thể xảy ra ở hầu hết các vùng trên cơ thể nhất là trong mùa hè khi mà thời tiết nóng ẩm làm cho tình trạng bệnh gia tăng và nặng hơn.

Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng viêm nang lông

Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng viêm nang lông

Triệu chứng bệnh, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm nang lông

Triệu chứng:

  • Xuất hiện nhiều các mụn mủ, sần, vết trợt, vảy tiết ở cổ nang lông
  • Ngứa tại vùng da bị viêm
  • Vùng da viêm nổi các nốt sần
  • Lông không mọc lên được do bị bít tắc nang lông, lông cuộn xoắn lại bên trong nang gây ngứa
  • Mọc nhiều nốt đỏ xung quanh vùng viêm gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sinh hoạt
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
  • Nặng hơn xuất hiện mụn nước có mủ trắng ở đầu, sau khi mụn vỡ đóng vảy gây khô da
  • Áp xe do tình trạng nang lông bị viêm. Biến chứng thành nhọt, cụm nhọt.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

  • Rối loạn tuyến tiết dầu: do tuyến dầu hoạt động quá mức tiết nhiều dầu bít đặc lỗ chân lông cản trợ sự phát triển của sợi lông. Đồng thời các tết bào chết không được bài tiết lên trên bề mặt da và tích tụ lại nang lông gây viêm.
  • Mất cân bằng axit trên da: gây da khô mất nước, vi khuẩn sinh sôi phát triển bên trong nang lông gây viêm
  • Di truyền từ bố mẹ sang con cái
  • Rối loạn thần kinh, suy giảm hệ miễn dịch các bệnh đường tiêu hóa, bệnh nội tiết, bệnh tiểu đường là yếu tố gây nên viêm nang lông.

Yếu tố nguy cơ

  • Thời tiết: khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, môi trường bị ô nhiễm
  • Thường xuyên cạo lông, nhổ lông hoặc tẩy lông
  • Sử dụng quần áo chất liệu nilon gây bí bách, bít tắc da khiến da dễ bị viêm
  • Vùng da: vùng kín, nách, bẹn, hậu môn
  • Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, sử dụng thuốc chứa corticoid kéo dài, kháng sinh kéo dài gây nên nhiều tác dụng phụ cho da
  • Do mắc các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng, nấm candida, nấm men, nấm sợi, virus herpes, các khuẩn gram âm, trứng cá bội nhiễm,…

Viêm nang lông ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và gây ngứa ngáy khó chịu

Viêm nang lông ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và gây ngứa ngáy khó chịu

Điều trị bệnh viêm nang lông

Điều trị bệnh viêm nang lông

  • Bệnh viêm nang lông không khó để điều trị khỏi hoàn toàn, bạn nên được thăm khám và điều trị của Bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc uống hoặc bôi. Rất nhiều bệnh nhân bỏ dở thuốc giữa chừng khiến bệnh dai dẳng và dễ tái phát.
  • Diễn biến viêm nang lông dai dẳng và hay tái phát do các yếu tố môi trường bên ngoài, do thời tiết và chế độ sinh hoạt. Vì vậy cải thiện môi trường sống là yếu tố hàng đầu trong điều trị bệnh. Biến chứng nặng hàng đầu là gây ra nhọt, cụm nhọt và khi đó việc điều trị bệnh kéo dài và khó khăn hơn.

Phòng bệnh viêm nang lông

  • Chế độ ăn uống hằng ngày: hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ động vật: thịt lợn, thịt bò, nội tạng động vật,… nên ăn nhiều cá, ngũ cốc, các loại rau củ quả đa dạng màu sắc. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng tránh bệnh viêm nang lông, vệ sinh tắm rửa hằng ngày nhất là những lúc hoạt động nhiều gây da tiết dầu và đổ mồ hôi nhiều. Nhất là vệ sinh sạch sẽ cơ thể trước khi đi ngủ vì khi đi ngủ da sẽ hấp thụ và tái tạo.
  • Sử dụng các loại xà bông có độ PH phù hợp với làn da, sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, hạn chế các hóa chất tẩy rửa mạnh
  • Quần áo nên lựa chọn những loại vải thoáng mát 100% cotton để da bạn được thông thoáng, không nên lạm dụng quần jean bó sát gấy bí bách khó chịu. Mỗi khi ra ngoài da bạn cũng cần được bảo vệ che chở hạn chế tác động từ môi trường bên ngoài.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp chị em hiểu hơn về bệnh viêm nang lông và biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn