Ăn thịt bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có bị lây không?

Dịch tả lợn Châu phi đang hoành hành, nhiều người tiêu dùng đang hoang mang không biết nếu ăn phải thịt lợn bị nhiễm bệnh liệu có bị lây nhiễm sang người hay không?

Ăn thịt bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có bị lây không?

Ăn thịt bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có bị lây không?

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh trên tất cả các loại lợn với tỉ lệ gây chết lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua đàn lợn thông qua việc tiếp xúc máu, dịch nhầy của lợn bị bệnh. Ngoài việc lây truyền phát sinh các ổ dịch nguyên nhân do vận chuyển lợn bệnh, khả năng lây truyền cũng có thể xuất hiện do các vật chủ trung gian như chim di cư tiếp xúc với lợn chết, hoặc do lợn có mắc mầm bệnh.

Trước thông tin được nêu trên, nhiều người dân không khỏi băn khoăn, lo lắng đã tẩy chay thịt lợn, lo lắng liệu rằng ăn phải thịt lợn bị nhiễm bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ăn thịt bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có bị lây không?

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, dịch tả lợn Châu phi không có khả năng lây truyền sang người nên người tiêu dùng không nên quá lo sợ và tẩy chay thực phẩm từ lợn. Các chuyên gia còn giải thích thêm, dịch tả ở lợn là do các loại virus khác hoàn toàn với bệnh tả ở người, đó là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn gây ra, do vậy kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm của động vậy nhiễm bệnh mà không được nấu chín thì cũng không có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh sang người.

Virus gây ra bệnh dịch tả lợn Châu phi sống được thời gian lây trong môi trường bình thường, chúng có thể tồn tại trong tiết lợn, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt, trong điều kiện tươi sống loại virus này có thể sống sót trong 3-6 tháng,…. Tuy nhiên loại virus này chịu nhiệt rất kém, chúng chỉ tồn tại được 3 giờ đầu ở nhiệt độ 50 độ C, 2 phút với mức nhiệt 90 độ C, chưa đến 1 phút đối với nhiệt độ 100 độ C. Do vậy cần làm chín các loại thực phẩm, hạn chế ăn tiết canh lợn và các chế phẩm sống từ lợn.

Mặc dù lợn bị nhiễm bệnh tả lợn Châu Phi không có khả năng lây sang người, nhưng theo các chuyên gia thú y cảnh báo khi lợn bị tả, sức đề kháng của lợn sẽ kém đi do vậy chúng sẽ rất dễ mắc thêm những loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác như bệnh tai xanh, liên cầu lợn, cúm, thương hàn, lở mồm long móng…bệnh liên cầu khuẩn lợn, vi khuẩn tồn tại trong miệng, mũi, họng là những bệnh có thể dễ lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua các vết thương, các vết trầy xước và qua các món ăn tái sống, tiết canh.

Người tiêu dùng không nên quá lo lắng về dịch bệnh

Người tiêu dùng không nên quá lo lắng về dịch bệnh

Do vậy, khi mua sản phẩm từ lợn cần mua các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ăn các thực phẩm tươi sống từ lợn. Người sử dụng có thể yên tâm sử dụng thịt lợn tại các cơ sở giết mổ, cung cấp thịt lợn uy tín, có kiểm soát giết mổ, lăn dấu, dán tem kiểm định theo quy định của pháp luật, không nên tẩy chay mặt hàng thịt lợn hiện nay.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý, chức năng cũng yêu cầu các cơ sở chăn nuôi lợn để hạn chế dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng, người dân không nên bán chạy lợn bệnh, nghi ngờ bị bệnh, không giết mổ lợn bệnh, nghi bị bệnh, khi xuất hiện bệnh cần báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để kịp thời đưa ra phương án xử lý.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn