bac-si-canh-bao-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-ma-ban-khong-biet

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà bạn không biết

Diễn biến và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ngày càng trở lên phổ biến và trầm trọng. Đáng tiếc rằng nhiều người chưa biết cách phòng bệnh.

bac-si-canh-bao-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-ma-ban-khong-biet

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà bạn không biết

Chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo bệnh tiểu đường được coi là một trong những bệnh nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khỏe và tài chính của xã hội. Mặc dù nhiều người vẫn không có thái độ quan tâm đến tác hại của căn bệnh này nhưng một khi đã mắc bệnh thì rất khó để điều trị cũng như đề phòng các biến chứng nguy hiểm. Để điều trị cần mất một khoảng thời gian rất dài có khi cả đời. Nếu điều trị không đúng, không kịp thời căn bệnh này có thể gây tổn thương cho tim, mạch máu, mắt, đôi bàn chân… Do đó, khi bạn gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng của bệnh tiểu đường thì nhanh chóng tới bệnh viện để khám và điều trị. Bệnh tiểu đường có thể tìm đến bất cứ đối tượng và giới tính nào. Vậy những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy cùng tham khảo xem bạn cóp nằm trong đó không nhé!

Có người trong gia đình bị mắc bệnh tiểu đường (yếu tố gia đình hay là di truyền): Khi cha mẹ hoặc người thân có mắc bệnh tiểu đường thì bạn có nguy cơ cao cũng bị mắc bệnh tiểu đường. Trong đó bệnh tiểu đường tuyp 1 có xác suất di truyền cao hơn và thường xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Người béo phì, thừa cân, ít vận động đặc biệt là những người béo bụng có khả năng bị mắc bệnh tiểu đường tuyp 2. Bệnh tiểu đường tuyp 2 đang có xu hướng trẻ hóa. Cơ thể bạn có nhiều mô mỡ thì các tế bào càng trở nên kháng insulin, dung nạp glucose kém. Ít vận động cũng khiến bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao có tác động rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục như đi bộ, đi xe đạp.

Người bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao: bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên hệ với nhau. Mức glucose huyết tăng cao được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất trong hệ động mạch, về lâu sẽ gây xơ vữa động mạch và dẫn đến tăng huyết áp và ngược lại. Những người bị tăng huyết áp thường có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần những người bình thường.

Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao do sự gia tăng đột biến của lượng mỡ trong máu. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuyp 2 và ngược lại. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Hãy kiểm tra mức lipid trong máu của bạn ngay nhé!

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ: bệnh đái tháo đường thai kỳ khá phổ biến. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Nên đi khám thai định kỳ và có thói quen sống lành mạnh.

Những người có chế độ ăn uống thiếu thực phẩm xanh: Những người ăn ít rau xanh, chất xơ, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh sẽ rất dễ bị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thường diễn biến ấm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Nếu bạn hoặc người thân nằm trong số những đối tượng nguy cơ trên thì nên đi khám, sàng lọc càng sớm càng tốt để phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời. Hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập thể dục thường hợp lý, kết hợp với theo dõi đường huyết, khám định kỳ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.