Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, cách ly hợp lý để nhanh lành bệnh và tránh lan ra cộng đồng.
- Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với hệ tiêu hoá và hệ thống thần kinh
- Những điều nhất định phải biết về viêm da do ánh nắng
- Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
Bác sĩ chuyên khoa khuyên khi bạn bị bệnh sởi nên ăn gì?
Theo đó, bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo bạn nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chung khi bạn bị bệnh sởi. Dưới đây là thông tin tiết về bệnh sởi.
Chế độ dinh dưỡng khi bệnh sởi khởi phát
Virus sởi tấn công vào cơ thể khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng kém, dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus tấn công, và sởi là một trong số các bệnh lý gây nên.
Các triệu chứng khi mắc bệnh sởi bao gồm: buồn nôn, chắn ăn, rối loạn tiêu hóa miệng viêm lở gây khó khăn trong việc ăn uống. Những biểu hiện này càng làm cản trở việc tiêu thụ thức ăn vào cơ thể như vậy làm cho tình trạng suy dinh dưỡng càng trầm trọng, bệnh đã nặng càng nặng hơn. Dó đó để bảo bảo sức khỏe, người bệnh cần đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể:
PGS Nguyễn Danh Tuyên- Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đã đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sởi trên chuyên mục bác sĩ tư vấn về bệnh sởi, cụ thể như sau:
- Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng
- Thực phẩm cần đa dạng trong ngày
- Đối với trẻ em đang trong thời kỳ bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn, và người mẹ cũng cần ăn bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm để cấp đủ đinh dưỡng đảm bảo cho bản thân.
- Đối với bệnh nhân đã có biến chứng hoặc thể ăn được, cần được chỉ định truyền dinh dưỡng và tuân theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
- Khi đã khỏi bệnh, người bệnh vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng nhiều hơn bình thường để bù vào lượng dinh dưỡng đã mất trong quá trình mang bệnh.
Chế độ dinh dưỡng khi bệnh sởi khởi phát
Chế độ sinh hoạt của người bệnh sởi
- Bên cạnh những chú ý về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý về sinh hoạt
- Tránh nơi đông người để hạn chế lây lan thành dịch bệnh. Khi tiếp xúc với người mang bệnh cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, việc hạn chế vệ sinh càng làm tăng thêm nguy cơ nhiễm da, làm giảm khả năng nhận biết các biến chứng như viêm loét giác mạc, bội nhiễm da..
- Nằm nơi thông thoáng, sạch sẽ.
Người bệnh sởi nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A:
Ở những người mắc bệnh sởi, lượng vitamin A dự trữ trong cơ thể mà chủ yếu là ở gan rất thấp, trong khi vitamin A có vai trò bảo toàn tính toàn vẹn của tế bào ở mô, tăng cường khả năng đề kháng và miễn dịch. Khi nồng độ vitamin A xuống thấp đồng nghĩa với việc nồng độ kháng thể kháng sởi thấp hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh sởi. Do vậy để phòng và tăng hiệu quả điều trị bệnh sởi, cần bổ sung vitamin A. Ngoài ra khi được bổ sung vitamin A còn tránh được các biến chứng do sởi gây ra như chống khô giác mạc, tránh mù lòa.
Thực phẩm giàu vitamin A: gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại thực phẩm từ thực vật như rau củ có màu vàng, cà tốt, bí đỏ. Các loại rau sẫm màu như rau muống, rau ngót, rau dền..Hoa quả như: xoài, đu đủ, dưa hấu…
Người bệnh sởi nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, giúp nhanh lành vết thương, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, vì vậy cần được bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, đậu nành, đậu xanh này mầm..
- Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống dị ứng, giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại sự xâm nhiễm của các yếu tố mầm bệnh, giúp người bệnh mau khỏe. Các loại thực phẩm giàu Vitamin C có thể kể đến như: Cam , bưởi, xoài, dưa hấu…Các loại rau như: rau đay, mồng tơi, rau ngót, rau muống…
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn