Thời gian cơn động kinh kéo dài có nguy cơ gây ra tổn thương não vĩnh viễn. Đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh khởi phát cơn động kinh khi đang lái xe, bơi lội, làm việc trên cao hoặc các vị trí nguy hiểm.
- Tác dụng diệu kỳ của cải bó xôi đối với sức khỏe
- Chăm sóc trẻ thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
- Điểm danh thực phẩm tốt cho mắt
Bạn có biết bệnh động kinh là mối nguy tiềm tàng?
Dưới đây là nội dung chi tiết về căn bệnh này!
Định nghĩa về bệnh động kinh
Y văn lần đầu nhắc đến động kinh dưới cái tên apasmara (apas – mất ddil smara – ý thức hoặc trí nhớ). Trạng thái “apasmara” được ghi lại lần đầu tiên trong y văn cổ Ấn Độ (4500 – 1500 năm trước Công nguyên). Sau này có giai đoạn người cổ đại cho rằng động kinh là do Chúa hay quỷ dữ gây ra. Chính thức đến thế kỷ XIX, các chuyên gia về tâm thần kinh đã dần làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh của bệnh động kinh.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: “Động kinh là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lập đi lập lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh não bộ, dù cho các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp có thể khác nhau.”
Nghiên cứu dịch tễ cho thấy một số liệu đáng cảnh báo của thực trạng động kinh ngày nay. Cứ khoảng 100 người Mỹ thì có một người từng trải qua cơn động kinh có hoặc không rõ nguyên nhân. Những cơn động kinh dễ thấy có biểu hiện như co cứng, giật toàn thân, sùi bọt mép, trợn mắt, mất ý thức sau cơn. Tuy nhiên, có những cơn biểu hiện âm thầm hơn như các cơn co giật cục bộ, giật mí mắt, hoặc cơn vắng ý thức thoáng qua.
Một cơn động kinh đơn độc chưa có ý nghĩa chẩn đoán. Ít nhất hai cơn động kinh chưa rõ nguyên nhân có thể định hướng chẩn đoán bệnh động kinh. Dù là thể động kinh nhẹ nhất cũng cần can thiệp điều trị kịp thời. Cơn động kinh gây ra thiếu máu não. Thời gian cơn động kinh kéo dài có nguy cơ gây ra tổn thương não vĩnh viễn. Đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh khởi phát cơn động kinh khi đang lái xe, bơi lội, làm việc trên cao hoặc các vị trí nguy hiểm.
Định nghĩa về bệnh động kinh
Triệu chứng bệnh động kinh
Bác sĩ tư vấn: Bệnh động kinh là do tế bào não bị ảnh hưởng bởi điểm phóng điện quá mức. Tùy thuộc vào vùng nơron bị ảnh hưởng, biểu hiện của bệnh sẽ khác biệt. Bất kỳ vị trí nào trong não đều có thể bị ảnh hưởng, các cơn động kinh toàn thể điện thế bất thường ảnh hưởng đến toàn bộ não bộ. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
– Mất kiểm soát cơ bắp. Thường gặp co giật hoặc co cứng.
– Mất khả năng nhận thức.
– Trạng thái sững sờ, nhìn chằm chằm.
– Mất ý thức sau cơn.
Ngoài ra còn nhiều các biểu hiện khác tùy thuộc các case lâm sàng cụ thể. Tuy nhiên, thông thường các bất thường về điểm động kinh trên cùng một bệnh nhân sẽ có xu hướng cùng loại theo thời gian, vì thế các triệu chứng giữa cơn này với cơn khác sẽ tương tự nhau.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu phân loại cơn động kinh thành hai nhóm lớn: động kinh cục bộ hoặc động kinh toàn thể. Một số trường hợp có thể gặp động kinh cục bộ toàn thể hóa.
- Động kinh cục bộ
Khi điện thế bất thường chỉ ảnh hương một phần của bộ não, chúng được gọi là cơn động kinh cục bộ. Các cơn này lại phân thành 2 nhóm:
– Động kinh cục bộ đơn giản:
Thường biểu hiện bởi co giật cục bộ không mất ý thức. Sau cơn bệnh nhân tỉnh báo, có thể thay đổi cảm xúc hoặc giác quan. Hiếm gặp hơn là các triệu chứng như ngứa, chóng mặt và nhấp nháy.
Triệu chứng bệnh động kinh
– Động kinh cục bộ phức tạp:
Động kinh cục bộ phức tạp có sự khác biệt căn bản đó là trong cơn bệnh nhân mất ý thức. Sau cơn, bệnh nhân thường gây ra trạng thái sững sờ hoặc các hành động không chủ định (thường gặp: cọ xát bàn tay, co giật, nhai, nuốt…).
- Động kinh toàn thể
Động kinh toàn bộ xảy ra khi điện thế bất thường lan tỏa và gây ảnh hưởng nên toàn bộ não bộ. Bốn loại động kinh cục bộ thường gặp gồm:
– Động kinh toàn thể không có cơn co giật (petit mal):
Thay vì co giật bệnh nhân có các biểu hiện chuyển động cơ thể tinh tế thường kèm mất ý thức thời gian ngắn.
– Động kinh múa giật (Myoclonic):
Đặc trưng là những cơn co giật với đặc điểm: đột ngột, co rút liên tục tứ chi.
– Động kinh suy nhược (cơn thả):
Đặc trưng bởi những cơn co giật làm mất trương lực cơ bình thường sau đó bất ngờ rơi hoặc sụp đổ toàn bộ cơ thể.
– Động kinh cơn lớn (grand mal):
Đây là thể mãnh liệt nhất và thường gặp. Bệnh nhân mất hoàn toàn ý thức tỏng cơn, cơ bắp toàn thân co cứng, run rẩy, có thể kèm mất kiểm soát bàng quang, sùi bọt mép, trợn mắt…
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn