Bệnh đậu mùa là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với nhiều triệu chứng điển hình. Vậy bệnh đậu mùa có nguyên nhân ra sao và cách phòng tránh như thế nào?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh nguy hiểm hay không?
Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh đậu mùa.
Định nghĩa về bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da. Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 400C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 – 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban. Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát đỏ, sần, mụn nước, mụn mủ, sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban. Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt rỗ. Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm vi rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Bác sĩ tư vấn: Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người chưa chủng đậu khoảng 15 – 40%.
Những vụ dịch đậu mùa nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong dưới 1%. Tuy nhiên, triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng.
Lâm sàng:
- Chẩn đoán xác định
+ Sốt cao 400C, đau đầu, mệt lử như kiệt sức, đau lưng nặng, đau bụng và nôn.
+ Ban xuất hiện thứ tự từ mặt, thân đến chân tay. Ban theo giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ, đóng vẩy và tróc vẩy để lại sẹo
+ Chẩn đoán trên kính hiển vi điện tử
+ Phân lập vi rút đậu mùa
- Chẩn đoán phân biệt: Bệnh thủy đậu, bệnh đậu khỉ
1.3. Xét nghiệm:
– Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy máu, huyết thanh, nạo lấy tổn thương trong mụn nước và mụn mủ.
+ Phương pháp kết tủa trong thạch.
+ Phương pháp ngăn ngưng kết hồng cầu.
+ Phương pháp kháng thể huỳnh quang.
+ Phương pháp soi kính hiển vi điện tử.
+ Phương pháp mới: Phản ứng chuỗi polymerase
Tác nhân gây bệnh:
– Tên tác nhân: Variola virus thuộc loài Orthopoxvirus
– Hình thái: Vi rút đậu mùa có dạng hình khối chữ nhật với các cạnh được vê tròn, là vi rút có kích thước lớn nhất.
– Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài. Vi rút đậu mùa cũng là vi rút có sức đề kháng cao nhất. Ở vảy mụn đậu khô và ở nhiệt độ phòng, vi rút sống được nhiều tháng, rất nguy hiểm.
Tác nhân gây bệnh đậu mùa là gì?
Đặc điểm dịch tễ học:
– Trước khi có chủng đậu: Đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút điển hình ở trẻ em, điều này là do bệnh dễ lây theo giọt nhỏ và do mọi người. Những vụ dịch lớn đã xảy ra làm chết hàng triệu người. Tỷ lệ chết ở bệnh đậu mùa tuỳ thuộc vào thể bệnh.
– Sau khi chủng đậu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đẩy mạnh việc thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu đã được WHO xác nhận. Kể từ năm 1978, không thấy bệnh đậu mùa nào trên người và có những bằng chứng cho biết bệnh đậu mùa sẽ không trở lại
Nguồn truyền nhiễm:
– Hiện nay vi rút đậu mùa còn được lưu giữ ở 2 phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ và Liên bang Nga.
– Thời gian ủ bệnh từ 7 – 19 ngày.
– Thời kỳ lây truyền. Bệnh lây nhiều nhất trong tuần đầu của bệnh.
Phương thức lây truyền
Bệnh lây truyền qua bộ máy hô hấp bằng những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da bị nhiễm Variola virus, gây bệnh qua kết mạc mắt
Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Mọi người chưa được chủng đậu đều có cảm nhiễm . Sau khi khỏi bệnh được miễn dịch lâu dài và hiếm bị mắc bệnh lần thứ hai.
Các biện pháp phòng chống dịch:
- Biện pháp dự phòng:
– Tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Khi có nguy cơ xảy ra bệnh đậu mùa, cần phát hiện bệnh sớm, cách ly, phòng chống
– Vệ sinh phòng bệnh:
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là đường mũi họng.
+ Trong giám sát nếu phát hiện thấy trường hợp nghi ngờ sẽ phải thông báo khẩn cấp cho WHO.
- Biện pháp chống dịch:
– Chuyên môn:
+ Bệnh nhân phải được cách ly nghiêm ngặt
+ Người tiếp xúc phải được giám sát chặt chẽ
+ Xử lý môi trường: Cần sát trùng tẩy uế với các chất thải và đồ dùng, quần áo, chăn gối, của bệnh nhân đậu mùa.
Nguyên tắc điều trị: Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đậu mùa.Nên cần giữ gìn vệ sinh da. Không để mụn đậu vỡ. Dùng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm. Dùng thuốc điều trị các triệu chứng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn