Bệnh giun móc và giun mỏ thuộc họ Ancylostomidae ký sinh ở người. Hai loài này dễ dàng phân biệt về hình thể nhưng các đặc điểm về sinh học, dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh gần giống nhau.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Bệnh giun móc, giun mỏ
Định nghĩa
không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là biểu hiện thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt) và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Thiếu máu do giun móc/giun mỏ là thiếu máu nhược sắc: giảm protein toàn phần, bạch cầu ái toan tăng 5-12%. Đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu. Khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa
Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với các bệnh thiếu máu khác, viêm loét dạ dày tá tràng.
Xét nghiệm
-Bệnh phẩm: phân
Phương pháp xét nghiệm:Trứng giun móc và trứng giun mỏ tương đối giống nhau: trứng giun móc hình trái xoan, kích thước từ 40 – 60 m, ngoài là lớp vỏ không màu, nhẵn. Trong trứng có nhân, lúc sinh ra trứng đã có phôi bào.
Hình thái: Phân biệt giun móc/giun mỏ phải xem dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. Giun móc có mầu trắng sữa hoặc hơi hồng hoặc mầu đỏ nâu. Giun móc đực dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài 10-13 mm. Trong bao miệng có 2 đôi răng hình móc bố trí cân đối ở bờ trên miệng, bờ dưới có các bao cứng giúp giun ngoạm chặt vào niêm mạc tá tràng để hút máu. Đặc điểm của giun móc đực là gân sau có đuôi xoè như chân vịt và chia 3 nhánh.
Giun mỏ nhỏ hơn, ngắn hơn giun móc. Góc độ tạo ra bao miệng với thân bé hơn giun móc. Giun mỏ không có 2 đôi móc mà có 2 đôi răng hình bán nguyệt rất sắc. Gân sau đuôi giun mỏ đực chỉ chia 2 nhánh.
Đặc điểm của ấu trùng giun móc/giun mỏ là rất hoạt động và có hướng động, đặc biệt giúp ấu trùng tìm vật chủ, ấu trùng có thể leo cao tới 2 m. ấu trùng ít chui sâu xuống đất, ấu trùng có thể chui xuống 1m ở đất cát, 30 cm ở đất mùn. Khi gặp khô hanh, ấu trùng có thể sâu xuống đất có độ ẩm thích hợp hơn.Âu trùng có khả năng phát hiện vật chủ.
Trứng giun móc/giun mỏ bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh thành ấu trùng mới có khả năng xâm nhập cơ thể .Đất mầu, đất phù sa ven sông, đất mùn tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển, đất sét, đất mặn hạn chế sự phát triển của ấu trùng. Dung dịch clorua Na bão hoà giết ấu trùng sau 15-20 phút.
Đặc điểm dịch tễ học
Bệnh giun móc/giun mỏ. Điều kiện cho sự lây truyền của giun móc/giun mỏ là khí hậu, tình trạng vệ sinh, tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất nhiễm phân người. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân trồng rau xanh hoặc cây công nghiệp như dâu tằm.
Đặc điểm dịch tễ học
Nguồn truyền nhiễm
Ổ chứa: là người, đặc biệt là người hay tiếp xúc với đất nhiễm phân.
Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc lên tim, phổi và bị nuốt trở lại vào dạ dày, ruột non đến khi thành giun trưởng thành khoảng 42 – 45 ngày. Trường hợp ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống thì chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp tại tá tràng hoặc ruột non.
Phương thức lây truyền
Bác sĩ tư vấn: Qua đường da, niêm mạc: ấu trùng giun móc/giun mỏ giai đoạn III xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân…)
Qua đường ăn uống: thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng.
Các biện pháp phòng, chống dịch
Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.
Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Không dùng phân tươi bón ruộng.
Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4-6 tháng. Sử dụng bảo hộ lao động trong lao động sản xuất khi tiếp xúc với đất, đặc biệt là đất nhiễm phân người.
phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.
Nguyên tắc điều trị
+ Nhiễm nhẹ: albendazole (zentel, alzental,…) 400 mg liều duy nhất cho mọi lứa tuổi trên 2 tuổi hoặc Mebendazole
+ Nhiễm nặng: albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày
Chú ý: albendazole và mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.
Trên đây là những kiến thức phổ thông nhằm giúp mọi người hiểu về cơ chế bệnh sinh của giun móc mà chúng ta có thể vô tình mắc phải và thông qua đó để biết cách phòng tránh
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn