Bệnh mày đay và phù mạch

Mày đay và phù mạch là tình trạng nổi ban đỏ, sẩn phù trên da gây ra do hiện tượng giãn mạch và thoát dịch ra gian bào ở nhú bì ( đối với mày đay) hoặc sâu hơn ở mô dưới da.

Bệnh mày đay và phù mạch

Bệnh mày đay và phù mạch

Dưới đây là nội dung chi tiết về bệnh mày đay và phù mạch mà bạn nên tìm hiểu để biết cách phòng tránh.

Dịch tễ

Mày đay và phù mạch là bệnh thường gặp, tỷ lệ mắc mày đay cấp khoảng 12-15% mắc ít nhất một lần trong đời, một số nghiên cứu riêng biệt còn cho rằng tỷ lệ này có thể tới 20%. Tỷ lệ mắc mày đay mạn tính khoảng 2-3%. Giới tính tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng mày đau mạn gặp nhiều hơn ở tuổi từ 40-50. Bệnh gặp ở nhiều vùng miền và không liên quan đến dân tộc, chủng tộc.

Cơ chế bệnh sinh

Bác sĩ tư vấn: Histamine đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh mày đay. Các tế bào mast, basophil, khi bị kích hoạt sẽ giải phóng nhiều chất trung gian hóa học như histamine, serotonin, leukotriene, prostaglandin, Interleukine, cytokine…gây ra các biểu hiện ngứa, dãn mạch, tăng tính thấm, phù nề, co thắt phế quản, đường tiêu hóa… trong đó histamine đóng vai trò quan trọng nhất.

Có nhiều loại tế bào có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh mày đay. Tế bào Mast hiện diện chủ yếu ở mô liên kết, ở da, niêm mạc hô hấp, tiêu hóa… là dòng tế bào được biệt hóa từ tiền tế bào nhóm bạch cầu hạt, có đặc điểm chứa nhiều hạt bên trong có các chất trung gian như histamine, serotonin, heparin…Trên bề mặt tế bào mast có các thụ cảm thể có ái tính cao với IgE (FcξRI) và có các IgE gắn vào. Ngoài ra, còn có các thụ cảm thể với C3a, C5a, interleukin, cytokine…các thụ cảm thể này khi được gắn với các cơ chất sẽ hoạt hóa tế bào mast để giải phóng hàng loạt các chất trung gian hóa học gây triệu chứng mày đay và phù mạch.

Ngoài ra, tế bào bạch cầu ưa acid cũng có các thụ cảm thể ái tính thấp với IgE. Trong bạch cầu ưa acid cũng có các hạt và khi bị kích hoạt cũng giải phóng các chất trung gian hóa học như MBP, ECP, leukotriene,… gây các triệu chứng mày đay và phù mạch.

Gần đây, một số tài liệu nhắc đến vai trò của vitamin D trong cơ chế bệnh sinh bệnh mày đay. Người ta thấy rằng trong máu bệnh nhân mày đay mạn tính có nồng độ vitamin D thấp hơn người bình thường và lâm sàng cải thiện rõ rệt khi được điều trị hàng ngày bằng vitamin D.

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh

Triệu chứng lâm sàng

Mày đay và phù mạch thường có triệu chứng xuất hiện đột ngột, nhanh chóng là các sẩn phù trên bề mặt da, hoặc có sưng phù nề mô dưới da. Các sẩn phù có vùng trung tâm gồ lên, với nhiều hình thái kích thước, vị trí ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Mày đay thường ngứa, ẩn kính mất màu, tồn tại trong vòng 1 đến 24 giờ còn phù mạch thì thường nóng, rát, đau nhức, tổn thương sâu hơn, phù nề nhiều hơn, thời gian tồn tại lâu hơn.

Triệu chứng hô hấp: có thể phù nề, co thắt thanh khí phế quản gây khó thở.

Triệu chứng đường tiêu hóa: có thể co thắt cơ đường tiêu hóa, dãn mạch, thoát dịch…gây tiêu chảy, đau bụng.

Triệu chứng cơ năng: hầu hết các trường hợp mày đay đều ngứa, các trường hợp phù mạch có thể đau nhức, nóng rát.

Triệu chứng toàn thân: có thể mệt, khó thở, đau bụng, sốt. Các trường hợp nhẹ có thể không biểu hiện triệu chứng toàn thân.

Điều trị

  • Nguyên tắc điều trị:
  • Loại bỏ dị kháng nguyên hoặc căn nguyên gây mày đay.
  • Điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.
  • Thuốc quan trọng nhất để điều trị là kháng histamin.
  • Kháng histamin chủ yếu sử dụng kháng thụ cảm thể H1 và H2.

Phòng bệnh

  • Tránh cac yếu tố kích thích
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh trên da
  • Mặc đồ vải mềm, không quá chật.
  • Tránh để stress, nghỉ ngơi.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn