Bệnh nhân bị lao phổi nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị đồng thời cũng nên có một chế độ dinh dưỡng để trị khỏi và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bệnh nhân bị lao phổi nên ăn gì?

Bệnh nhân bị lao phổi nên ăn gì?

Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia y tế về việc bệnh nhân mắc lao phổi nên ăn gì để nhanh hồi phục và giảm tái phát.

Nguyên tắc chung về dinh dưỡng đối với bệnh lao phổi.

Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi thường có triệu chứng ho liên lục, khiến bệnh nhân mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm. Chính điều này làm nặng thêm tình trạng bệnh và bệnh nhân có thể dễ mắc phải những bệnh khác nhau đặc biệt là bệnh nhân có thể bị tổn thương đường tiêu hóa. Trên bệnh nhân lao phổi thường gặp cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến thiếu dinh dưỡng và việc điều trị bệnh bị trì trệ kém hiệu quả. Chính vì thể bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi cần được đặc biệt quan tâm.

  • Lượng thức ăn nạp vào cơ thể tùy theo thể trạng. Người gầy cần ăn nhiều hơn người béo.
  • Trong một bữa ăn bao gồm đầy đủ 4 nhóm chất: đạm (thịt, cá, trứng,…), đường ( sữa, hoa quả,…), vitamin (các loại rau của quả tươi,…), khoáng chất.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, bia, rượu, cafe, thuốc lá,…

Người mắc bệnh lao phổi nên ăn gì hàng ngày?

Nguyên tắc chung về dinh dưỡng đối với bệnh lao phổi.

Nguyên tắc chung về dinh dưỡng đối với bệnh lao phổi

Bổ sung khoáng chất

  • Sắt: sắt là chất rất quan trọng trong việc tạo máu của cơ thể. Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu máu thiếu sắt nên cần duy trì một thực đơn giàu thực phẩm chứa sắt như: nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, rau có màu xanh đậm,…
  • Kẽm: kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự đông máu, làm giảm tốc độ lão hóa da, giúp mau lành vết thương và cân bằng miễn dịch. Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, bệnh nhân có thể bị thiếu kẽm do tác dụng phụ của thuốc. Chế độ ăn của bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm như: hải sản, tôm, cua, cá, hàu, các loại đậu, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng,…
  • Kali: kali có vai trò quan trọng trong giảm chảy máu và tăng sinh tế bào khỏe mạnh. Thực phẩm giàu kali như: rau xanh, gan, khoai tây, măng, sữa, đậu tượng, vừng,…

Bổ sung chất xơ

Bác sĩ tư vấn khẳng định: Chất xơ có vai trò chân bằng hệ đường ruột, cải thiện những vấn đề tiêu hóa. Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân cần thêm những thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, khoai lang,…

Tăng cường vitamin

  • Các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K có vai trò rất quan trọng. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm khuẩn và chống lão hóa. Thực phẩm giàu các loại vitamin này như: thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, các biển, rau có màu đậm…
  • Vitamin tan trong nước như B, C có tác dụng làm vững thành mạch, chống chảy máu, mau lành vết thương, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Loại vitamin này có nhiều trong các loại hạt nguyên cám, các loại hoa quả tươi…
  • Vitamin K: do đường tiêu hóa bị tổn thương nên khả năng hấp thụ vitamin K kém hơn gây trở ngại cho quá trình đông máu, ảnh hưởng thần kinh ngoại biên. Những thực phẩm giàu vitamin K như khoai tây, thịt lợn, gan, các loại đậu, rau xanh,…

Tăng cường vitamin

Tăng cường vitamin

Những thực phẩm nên tránh

  • Đồ ăn cay nóng, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội, thịt hộp, dưa cà muối,… chúng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh như ho kéo dài, sốt mất nước, rối loạn thần kinh, áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn chín uống sôi, nên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, xào, nướng. Bệnh nhân nên ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa.
  • Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi tránh lây lan bệnh tật ra cộng đồng.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn