Bệnh sốt mò

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.

Bệnh sốt mò

Bệnh sốt mò

Bệnh có thể diễn biến nặng, dẫn đến tử vong, nhưng tiến triển tốt và hồi phục nhanh nếu được điều trị thích hợp.

Chẩn đoán bệnh

Bệnh có thời giai ủ bệnh từ 6 đến 12 ngày, trung bình là 9 đến 12 ngày.

Bác sĩ tư vấn: Triệu chứng đầu tiên là đột ngột sốt cao liên tục, có thể kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Sau đó là các biểu hiện trên da và niêm mạc với các triệu chứng sa sung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân, sung huyết kết mạc mắt. Xuất hiện vết loét ngoài da là dấu hiệu đặc hiệu của sốt mò, có dạng hình bầu dục, kích thước 0,5 đến 2cm, có vẩy đen hoặc đã bong vảy, thường không đau, khu trú ở những vùng da mềm như nách, ngực, cổ bẹn, bụng…

Xuất hiện ban ngoài da: thường vào cuối tuần thứ nhất của bệnh, có dạng ban chẩn, phân bố chủ yếu ở thân, có thể ở cả bàn tay, có thể gặp ban xuất huyết.

Sưng hạch: sưng hạch tại chỗ vết loét, hạch toàn thân; kích thước 1,5 – 2cm, mềm, không đau, di động bình thường.

Gan to, lách to: gặp ở một số bệnh nhân; một số trường hợp có vàng da.

Tổn thương phổi: bệnh nhân thường có ho; nghe phổi có thể có ran; một số bệnh nhân có tràn dịch màng phổi; những trường hợp sốt mò nặng có khó thở, suy hô hấp cấp.

Tổn thương tim mạch: bệnh nhân thường có tình trạng huyết áp hạ; có thể có viêm cơ tim.

Viêm màng não, viêm não gặp ở một số ít các trường hợp.

Chẩn đoán phân biệt

Thương hàn cũng có các biểu hiện sốt, gan lách to và tổn thương nhiều hệ cơ quan và phủ tạng. Khác với sốt mò, thương hàn thường khởi phát bán cấp và đi kèm với triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hồng ban trong thương hàn có số lượng ít, phân bổ chủ yếu ở bụng và ngực. Dấu hiệu trướng bụng và ùng ục hố chậu phải rất đặc hiệu cho thương hàn. Xét nghiệm máu thường thấy bạch cầu hạ; nuôi cấy máu, phân và một số bệnh phẩm khác mọc vi khuẩn thương hàn (S.typhi, S.paratyphi các loại).

Các bệnh nhiễm arbovirus: thường có diễn biến cấp tính với các triệu chứng sốt, đau đầu, mỏi người, có thể có phát ban. Các bệnh nhiễm arbovirus thường không đi kèm với gan lách to, ít khi có biểu hiện đồng thời ở nhiều cơ quan và phủ tạng, và thường tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt

Nhiễm trùng huyết: có sốt, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng như trong sốt mò. Nhiễm trùng huyết thường ít khi đi kèm với sung huyết và phát ban trên da, tràn dịch các màng. Cần làm xét nghiệm cấy máu để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết.

Điều trị

  • Điều trị kháng sinh

Điều trị bằng một trong các thuốc kháng sinh có tác dụng với rickettsia sau đây:- Doxycyclin: liều 0,1g x 2 viên uống chia 2 lần/ngày trong 5 ngày. Uống thuốc sau khi ăn để tránh nôn. Cho bệnh nhân uống bù thuốc nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc. – Azithromycin 500mg uống một viên/ngày x 1 – 3 ngày. Chỉ định cho trẻ dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai.- Tetracyclin liều 25 – 50mg/kg cân nặng/ngày, uống chia 4 lần trong 5 ngày. – Chloramphenicol liều trung bình 50mg/kg cân nặng uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.

  • Điều trị hỗ trợ

Hạ nhiệt bằng paracetamol hoặc một thuốc hạ nhiệt khác, chườm mát, khi bệnh nhân sốt cao.

Bù dịch đường uống (dung dịch ORS) hoặc tĩnh mạch (dung dịch natri chlorid 0,9%, Ringer lactat, glucose 5%) nếu bệnh nhân sốt cao và ăn uống kém. Bù dịch tĩnh mạch thận trọng khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp – truyền nhiều dịch có thể làm cho tình trạng suy hô hấp nặng thêm gây tử vong.

Điều trị suy hô hấp/tuần hoàn: cho bệnh nhân thở oxy qua ống thông mũi hoặc qua mặt nạ, đặt nội khí quản và thở máy nếu tình trạng suy hô hấp nặng. Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn, kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung tâm; bù dịch kết hợp với các thuốc vận mạch (như dopamin) trong trường hợp hạ huyết áp.

  • Điều trị suy thận: bù dịch, lợi niệu.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn