Bệnh lý sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm hay gặp khi mùa hè tới, bệnh lây lan nhanh gây thành dịch lớn và gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì?
- Lý do đi tiểu buốt và mẹo cực hay chữa chứng tiểu buốt
- Chấn thương thận tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
- Tác hại từ việc lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết và những điều nên biết
Dưới đây là thông tin liên quan đến bệnh sốt xuất huyết như nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue thuộc nhóm Arborvirus, có 4 typ huyết thanh: I,II,III,IV. Các typ này có miễn dịch chéo, nhưng không bền vững cho nên có thể mắc 2 lần sốt xuất huyết dengue với 2 typ virus khác nhau. Lần 2 mắc bệnh thường nặng hơn lần một.
Dịch tễ bệnh sốt xuất huyết
Nguồn lây bệnh là bệnh nhân, cần chú ý những người mắc bệnh thể nhẹ, ít được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng. Ngoài ra khỉ hoang dại cũng là nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên nhưng chưa có bằng chứng virus có thể truyền từ khỉ sang người.
Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết là bằng đường máu, muỗi đốt bệnh nhân trong 3 đến 4 ngày đầu của bệnh rồi đốt sang người lành. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegyti, đây là muỗi đốm vằn ưa đốt người vào ban ngày, đặc biệt là lúc chập choạng tối. Muỗi Aedes aegyti sinh sản nhiều nhất ở những dụng cụ chứa nước đọng nhân tạo gần nhà như bể nước, thùng, vại, ống bơ….
Bệnh hay gặp ở trẻ em nhất là ở các địa phương có dịch lưu hành nhiều năm, người lớn ít bị bệnh vì có miễn dịch. Lứa tuổi bị bệnh có xu h ướng ngày càng nhỏ dần. Địa phương lần đầu có dịch thì mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh. Bệnh gặp nhiều ở đô thị và nông thôn có mật độ dân cư đông. Chu kỳ bệnh trung bình từ 3 – 5 năm. Miền bắc thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9. Miền nam và miền trung xuất hiện quanh năm với tần số mắc nhiều hơn từ tháng 4 đến tháng 11.
Dịch tễ bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng lâm sàng sốt xuất huyết
Bác sĩ tư vấn: Sốt xuất huyết thể không sốc diễn biến lâm sàng thường nhẹ, triệu chứng giảm sau v ài ngày, các triệu chứng chính là: sốt cao đột ngột trung bình 2-7 ngày đôi khi có bệnh nhân sốt đến 15-19 ngày, nhiệt độ thường liên tục cao, có khi sốt dao động. Một số bệnh nhân có thể sốt hai pha. Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết biểu
hiện 3 mức độ; nhẹ bệnh nhân không có xuất huyết tự nhi ên mà chỉ bầm tím nơi tiêm, hoặc làm dấu dây thắt ( Lacet ) (+), trung bình: xuất huyết tự phát dưới da và niêm mạc dưới dạng chấm, nốt, đám, mảng bầm tím, nặng : xuất huyết nội tạng nặng như đi tiểu ra máu, nôn ra máu, ỉa phân đen, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn, gan to, mềm.
Sốt xuất huyết có sốc thường xảy ra vào ngày 3 – 5 của bệnh với 2 mức độ. Tiền choáng (sốc ) với 4 dấu hiệu: tinh thần bứt dứt, bồn chồn, hốt hoảng; tay chân lạnh, vã mồ hôi, thân nhiệt giảm; đau bụng vùng gan; da xung huyết mạnh hoặc xanh tái. Choáng Dengue biểu hiện choáng giảm thể tích tuần hoàn: mạch nhanh, nhỏ, yếu hoặc không bắt được, hyết áp giảm, kẹt hoặc không đo được, da lạnh, tím tái, đái ít. Thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong v òng 12- 24 giờ. Nếu không xử trí nhanh chóng th ì sốc sẽ gây toan chuyển hoá, giảm Natri máu và xuất hiện đông máu nội quản rải rác, gây xuất huyết trầm trọng ở tiêu hoá và các cơ quan khác. Có thể xuất huyết não và dẫn đến hôn mê.
Triệu chứng lâm sàng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue cổ điển sốt cao đột ngột ( có thể sốt hai pha ), đau cơ, đau khớp, sưng hạch toàn thân, ban dát sần, ít khi có xuất huyết, không có sốc. Hematocrit và tiểu cầu bình thường.
Sốt xuất huyết Dengue thể xuất huyết phủ tạng thường gặp xuất huyết tiêu hoá, niêm mạc tử cung, đái máu. Đôi khi ho ra máu, xuất huyết não…
Bệnh đôi khi không biểu hiện rõ rệt các triệu chứng khiến bệnh nhân lầm tưởng sang bệnh khác khiến cho việc điều trị gặp trở ngại và bệnh lâu khỏi hơn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn