Trong suốt quá trình mang thai người mẹ đứng trước rất nhiều nguy cơ mắc liên quan đến thai kỳ nguy hiểm. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được phát hiện sớm sẽ để lại những di chứng nặng nề cho ngừi mẹ và cả đứa trẻ.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Bênh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường glucose – nguồn nguyên liệu chính của cơ thể. Mức đường huyết cao trong cơ thể người mẹ tuy không gây ra vẫn đề cho bản thân nhưng có thể đe dọa tới sức khỏe của thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ thường sẽ chỉ diễn ra trong quá trinhg mang thai và sau khi kết thúc quá trình thai kỳ sẽ chấm dứt. Một vài trường hợp bệnh diễn biến kéo dài suốt quá trình thai kỳ và sau thai kỳ gây nên thành bệnh tiểu đường.
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Bác sĩ tư vấn: Bệnh không có triệu chứng đáng chú ý, khó phát hiện và chỉ phát hiện khi đi làm xét nghiệm chẩn đoán cơ bản. Nhưng có những dấu hiệu bất thường ở thai phụ có thể hướng tới mắc bệnh như
- Thai phụ thường xuyên khát nước , đôi khi phải thức giấc giữa đêm để uống nước. Đi tiểu nhiều lần trong ngày so với phụ nữ mang thai khác thì là đi nhiều hơn.
- Những vết trầy xước khó lành, vùng kín bị viêm nhiễm, nhiễm nấm.
- Cân nặng có thể sụt nhanh, cơ thể mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được kết luận chính xác. Có những yếu tố nguy cơ có thể thấy trên những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đó là
- Những mẹ bầu trên 30 tuổi nguy cơ mắc tiểu đường nhiều hơn.
- Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, người có các bệnh lý liên quan đến việc rối loạn dung nạp glucose.
- Những mẹ bầu thừa cân, béo phì, sin hem bé có cân nặng trên 4kg.
- Người đã có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước.
- Người sử dụng các thuốc glucocorticoid, thuốc chẹn beta, các thuốc chống loạn thần kinh.
- Những người phụ nữ da đen, châu á, ấn độ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ tiểu đường
Đối với những thai phụ béo phì, thừa cân nên ăn chế độ hạn chế đường, những thực phẩm giàu Carbohydrat như cơm, mía, đường, bánh ngọt, sữa….Chỉ nên bổ sung trong giới hạn từ 40 đến 50% trong khẩu phần ăn. Thay vào đó chuyển sang những thực phẩm ít đường hơn như uống sữa không đường, sữa ít đường, ăn nhiều rau xanh, các loại bánh ít đường…
Thai phụ cần thực hiện chế độ luyện tập thể dục thể thao từ cường độ thấp đến trung bình, thực hiện các bài tập đơn giản như: đi bộ, luyện tập yoga, đạp xe, bơi lội để tăng cường sức dẻo dai cũng như tăng chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn 3 bữa nhỏ và từ 1 đến 3 bữa ăn nhẹ một ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ dưới dạng trái cây ít đường, ăn nhiều rau xanh, ăn gạo nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ..
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ cần chuẩn bị tốt nhất tất cả mọi thứ. Cần thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe và làm các xét nghiệm đường huyết kịp thời phát hiện bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển và tăng cân của thai nhi, theo dõi mức độ tăng cân của thai phụ qua từng giai đoạn mang thai. Khi phát hiện ra những bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và theo dõi, tránh các tai biến nguy hiểm.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn