Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết

Trên da bạn nổi những mụn nước nhỏ, ngứa ngày khó chịu… đặc biệt là trong lòng bàn tay, lòng bàn chân. Chúng thường tái phát nhiều lần và gây ra sự khó chịu cho người mắc phải, đây chính là bệnh tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết

Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết

Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.

Dấu hiệu thường thấy của tổ đỉa

Bác sĩ tư vấn: Người mắc bệnh tổ đỉa thường có các dấu hiệu nhận biết như:

– Trên da của các đầu ngón tay, chân, hay trong lòng bàn tay, lòng bàn chân… xuất hiện các mụn nước li ti gây ra ngứa rát khó chịu. Dấu hiệu ngứa càng tăng lên khi da tiếp xúc với các loại xà phòng tẩy rửa.

– Các mụn nước này được bao bọc bởi lớp da rất dày, khó bị chọc vỡ, có màu đục nên rất dễ thấy. Nhiều mụn mọc thành từng cụm, chúng có thể kết hợp lại thành mụn nước có kích thước lớn hơn, cũng có thể nằm rải rác.

– Khi mụn nước bị vỡ ra, chất dịch bên trong thoát ra ngoài làm cho vùng da xung quanh cứng hơn, dày hơn, sau đó chúng khô lại và nứt ra, đóng thành các mảng vảy.

– Một vài trường hợp người bệnh còn bị sưng các hạch bạch huyết, kèm theo cảm giác ngứa rát ở cánh tay. Đồng thời các móng cũng có thể bị biến dạng…

Nguyên nhân dẫn tới tổ đỉa

Viêm da cơ địa chính là nguyên nhân gây ra tổ đỉa cho da, tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Các mụn tổ đỉa thường xuất hiện theo mùa như những căn bệnh dị ứng thời tiết khác, chúng là do rối loạn da gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam giới, những người mắc bênh này thường cũng bị viêm da.

Ngoài ra còn có một số các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc tổ đỉa như: Cơ thể căng thẳng cực độ về tinh thần hoặc thể lực; người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, kim loại trong các môi trường công nghiệp; người bị dị ứng hoặc có da nhạy cảm với các loại chất tẩy rửa; hay người mắc bệnh chàm cơ địa cũng sẽ có khả năng mắc bệnh này.

Nguyên nhân dẫn tới tổ đỉa

Nguyên nhân dẫn tới tổ đỉa

Điều trị và khắc phục hiệu quả

Để điều trị tổ đỉa thì cần căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng da của người bệnh mà có các phương phapos điều trị, khắc phục phù hợp như:

– Kem bôi hay loại thuốc mỡ corticosteroid dùng để bôi lên các vùng mụn nước, có thể làm các mụn nước trên da giảm bớt cảm giác ngứa và nhanh hết hơn khi dùng với liều cao. Bạn cũng có thể bô thuốc xong rồi bọc lại để tăng khả năng hấp thụ thuốc cho da.

– Nếu người bệnh mắc tổ đỉa quá nặng có thể dùng corticosteroid dạng uống chẳng, phổ biến nhất là prednisone. Tuy nhiên việc kéo dài thời gian dùng steroid rất có hại cho cơ thể.

– Ngoài ra có thể diều trị tổ đỉa bằng liệu pháp ánh sáng đặc biệt, tức là kết hợp dùng thuốc với ánh sáng tím.

– Một số loại thuốc như: pimecrolimus và tacrolimus là các thuốc dạng mỡ có khả năng ức chế miễn dịch, thay thế cho steroid. Mặt khác thốc này có thể gây ra tác dụng phụ cho da như nhiễm trùng.

– Việc tiêm botulinum toxin cũng sẽ được cân nhắc cho một vài trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

– Bạn có thể giảm bớt cảm giác ngứa rát bằng cách chườm lạnh lên các vùng mụn nước, sau đó có thể giảm bớt tình trạng khô cho da bằng cách dùng kem dưỡng ẩm như:  Lubriderm, Vaseline, Eucerin hay dầu khoáng…

– Cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân mắc tổ đỉa như bổ sung vitamin A và các loại chất khác. Tuy nhiên việc dùng thuốc hay các loại thực phẩm nên ăn hoặc cần tránh vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đẻ tránh bệnh tái phát hoặc tác dụng phụ khác.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn