Biện pháp xử trí nhanh chóng và hiệu quả khi bị bỏng

Bỏng là tai nạn phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải nếu bất cẩn, khi bị bỏng dù là bỏng nặng hay nhẹ thì việc sơ cứu kịp thời là rất cần thiết.

Biện pháp xử trí nhanh chóng và hiệu quả khi bị bỏng

Biện pháp xử trí nhanh chóng và hiệu quả khi bị bỏng

Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc đối với các mô khác do nhiệt điện, hóa chất, do bức xạ. Phần lớn, bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, hoặc chất cháy,….Đã có rất nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Đánh giá mức độ bỏng

  • Bỏng độ 1: Nếu vết bỏng màu đỏ, không xuất hiện mụn nước nổi rộp, tức là bạn chỉ bị tổn thương lớp biểu bì bên ngoài da, vết bỏng này tương đối nhẹ
  • Bỏng độ 2: Nếu vết bỏng màu đỏ, xuất hiện các mụn nước nổi rộp lên, phần da bị bong hoặc trôi mất để lộ ra phần thịt bên trong nghiêm trọng hơn còn xuất hiện màu loang lổ trắng – đỏ và rỉ nước dịch màu. Khi bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2 ở mức nhẹ thì tùy khả năng có thể xử lý tại nhà nhưng nếu xuất hiện hiện tượng nặng hơn thì cần phải vào viện để xử lý.
  • Bỏng độ 3: Khi xuất hiện các hiện tượng bong, trôi mất lớp biểu bì dẫn đến các vị trí tổn thương có thể trông nhợt nhạt, nâu đỏ hoặc xám. Vết bỏng có thể ảnh hưởng và gây tổn thương đến xương, cơ và dây chẳng.Tuy nhiên, bỏng không lan rộng đến các dây thần kinh nên bạn thường không cảm thấy đau.
  • Bỏng độ 4: bỏng ảnh hưởng rất lớn đến da, cơ, xương và có thể cả dây thần kinh, đây là mức độ nghiêm trọng nhất

Các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo với trường hợp bỏng ở mức độ 3,4 bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các Bác sĩ có chuyên môn cao.

Bệnh nhân bỏng độ 3, độ 4 cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa

Bệnh nhân bỏng độ 3, độ 4 cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa

Biện pháp xử trí nhanh chóng và hiệu quả khi bị bỏng

Phải cởi bỏ quần, áo nơi bị bỏng: Việc cởi bỏ quần áo bị che lên vết bỏng là việc rất cần thiết bởi quần áo của bạn có thể sẽ làm cho vết bỏng chở nên nặng hơn

Làm mát vết bỏng: Đối với những vết bỏng có diện tích nhỏ, chưa nghiêm trọng, nên nhanh chóng ngâm vết bỏng vào nước lạnh, mục đích là nguội, giảm nhiệt gây hại cho da, là giảm đau hiệu quả, thời gian khoảng từ 15 – 20 phút, bạn cần lưu ý sử dụng nước lạnh bình thường như nước máy, không dùng bằng nước đá, và phải sử dụng nước sạch, tránh sử dụng nước bẩn sẽ làm vi khuẩn có hại xâm  nhập vào da hoặc viết thương hở dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Che vết thương khi đến viện: Khi bỏng ở mức độ nặng cần phải di chuyển đến viện bạn cần che chắn vết bỏng để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trên đường đi. Khi vết bỏng xuất hiện các mụn rộp cần xử lý diệt khuẩn đúng cách rồi nặn dịch ra, chích cho nước trong mụn rộp chảy ra và băng bó ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Nếu mụn nhỏ thì có thể nó sẽ tự tiêu theo thời gian, bạn cũng không can thiệp nhiều. Không nên sử dụng những dụng cụ mất vệ sinh để chọc các bọng nước để hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập khiến vết thương trở nên nhiễm trùng.

Những việc không nên làm khi bị bỏng

Tuyệt đối không ngâm vết bỏng vào nước đá, đá lạnh bởi vùng da đang bị nóng gặp nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cho thân nhiệt bị hạ xuống đột ngột gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nặng hơn.

Tuyệt đối không được tự ý bôi các loại dầu, thuốc nước lên vết bỏng, nhiều người khi bị bỏng tự ý bôi kém đánh răng lên vết thương với quan điểm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương, song, kem đánh răng lại là loại chất có chứa kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, còn có trường hợp tự ý mua các loại thuốc nước như thuốc đỏ, thuốc tím,… lên vết thương việc này không những làm cho vết thương trở nên dễ bị nhiễm trùng hơn mà còn làm cho bác sĩ khó khăn hơn trong việc chuẩn đoán mức độ bỏng.

Hồng Mơ – tapchisuckhoe.edu.vn