Bướu cổ ở phụ nữ mang thai

Một trong những vấn đề người bị bướu cổ hay quan tâm là bướu cổ có khả năng sinh con không hay nếu bướu cổ khi mang thai thì xử lý như thế nào?

Bướu cổ ở phụ nữ mang thai

Bướu cổ ở phụ nữ mang thai

Dưới đây là thông tin chi tiết về bệnh bướu cổ ở phụ nữ mang thai mà bạn nên tìm hiểu để phòng tránh.

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là một rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới do rối loạn hormon tuyến giáp. Bướu giáp có nhiều loại như bướu giáp đơn độc, viêm tuyến giáp, basedow…mà nguyên nhân có thể do thiếu hụt iod, do dùng thuốc kéo dài, do bẩm sinh hoặc bệnh lý tự miễn trong đó phụ nữ khi mang thai, việc thay đổi hormon cũng là nguy cơ gây bệnh tuyến giáp. Khi mang thai, việc tăng hCG trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hormon kích giáp trạng TSH, giai đoạn sau thai kỳ TSH sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên vẫn gặp những trường hợp phụ nữ mang thai bị basedow do HCG tăng quá cao gây biểu hiện của cường giáp. Trong quá trình mang thai, tuyến giáp cũng có thể tăng kích thước gây bướu cổ và thường hay gặp ở những nơi vùng không cung cấp đủ iod.

Những nguy cơ của bướu cổ với phụ nữ mang thai và em bé

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hormon tuyến giáp của em bé phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Sau 3 tháng, em bé có khả năng tự sản xuất hormon tuyến giáp nhưng vẫn cần iod do mẹ đưa vào. Nếu người mẹ bị cường giáp không kiểm soát tốt đứa trẻ sinh ra có thể bi bệnh tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thậm chí thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Khi hormon kích tuyến giáp của cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tự sinh ra kháng thể. Kháng thể này qua nhau thai và tác động đến tuyến giáp của thai gây tình trạng cường giáp ở trẻ sơ sinh. Nếu được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp thì việc kháng thể này đi qua nhau thai là rất ít. Trong quá trình mang thai, việc điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và gây bướu cổ ở trẻ. Tuy nhiên cũng có những loại thuốc ít qua nhau thai và không gây nguy hại trên phụ nữ có thai. Do đó việc báo bác sĩ về tiền sử bệnh bướu cổ và điều trị cường giáp cho phụ nữ mang thai là hết sức quan trọng.

Những nguy cơ của bướu cổ với phụ nữ mang thai và em bé

Những nguy cơ của bướu cổ với phụ nữ mang thai và em bé

Phụ nữ bướu cổ có bị ảnh hưởng khả năng sinh sản không?

Bác sĩ tư vấn: Rất nhiều người khi bị bướu cổ lo lắng vì không biết có sinh con được không, con có nguy cơ bệnh tật dị không. Bướu cổ không gây ra vô sinh, nhưng phụ nữ bị bướu cổ mà có cường giáp có rối loạn kinh nguyệt thì có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Với phụ nữ bướu cổ đơn thuần không có cường giáp thì khả năng mang thai hoàn toàn bình thường mà không cần phải lo lắng gì cả. Nếu cường giáp nhẹ, hormon tăng nhẹ thường chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà chưa cần cần điều trị cho cả mẹ và em bé sau khi sinh. Nếu phụ nữ mang thai bị bướu cổ có triệu chứng cường giáp điển hình thì có khả năng sẩy thai hoăc con sinh ra bị cường giáp giống mẹ thậm chí khi lên cơn cường giáp gây nhiễm độc giáp cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Trong trường hợp mẹ bị bướu giáp mà có suy giảm thì em bé sinh ra sẽ bị thiểu năng tuyến giáp, suy giáp gây chậm phát triển trí tuệ. Nếu bị cường giáp hoặc suy giáp nhưng được chữa trị, kiểm soát tốt không có biến chứng thì vẫn sinh con bình thường. Còn nếu trong gia đoạn bệnh mà có thai thì cần phải điều trị và  thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh tình trạng suy giáp ở mẹ và trẻ. Với những người mẹ mang thai mà có bệnh, việc phẫu thuật cắt tuyến giáp cần hết sức cân nhắc. Ở những người này cũng không đươc điều trị bằng iod phóng xạ.

Cường giáp có liên quan chặt chẽ đến stress, do đó phụ nữ mang thai cần luôn giữ tình thần thoải mái để tốt cho cả con và mẹ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn