Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở cao tuổi

Người cao tuổi sức khỏe ngày càng yếu dần và các chức năng của cơ thể bị suy giảm trong đó có sự thoái hóa của hệ thần kinh. Cùng tìm hiểu các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi.

chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự suy giảm chức năng ở mỗi người cao tuổi thường không giống nhau. Phần lớn tỉ lệ mắc bệnh cấp tính hay mãn tính tỷ lệ thuận với tuổi tác. Khi tuổi càng cao chức năng đề kháng của cơ thể suy giảm theo đó bệnh cũng phát sinh và có nguy cơ thái phát. Nhóm rối loạn bệnh lý thần kinh này có tỷ lệ cao ở người cao tuổi, là một trong 5 nguyên nhân chính gây tử vong ở người già và gây tác động nhiều tới gia đình do các cụ thường hạn chế hoặc mất khả năng sinh hoạt độc lập, phải phụ thuộc vào người khác.

Triệu chứng của các bệnh thần kinh hay gặp ở người cao tuổi khá phức tạp, đa dạng:

Theo các bác sĩ giảng dạy Cao Đẳng Dược Sài Gòn các triệu chứng bệnh thần kinh bao gồm:

  • Điển hình nhất là chứng đau nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông, đau thường kèm theo đau mình mẩy, chân và bả vai, gáy.
  • Chứng run, co giật, thường ở chân tay. Người bệnh đi đứng loạng choạng hay nói run run. Có thể xuất hiện những cơn co giật kiểu động kinh.
  • Rối loạn về tâm thần thần kinh, chức năng điều hòa cử động, rối loạn nuốt hay nghẹn, sặc khi ăn, rối loạn ngôn ngữ: phát âm, nói ngọng, nói khó, thất đọc. Người bệnh hay quên, lẫn nhiều, nhớ nhầm, ngộ nhận, hoang tưởng…
  • Phát hiện bệnh sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm gây ra làm ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Cần có một kế hoạch cụ thể theo dõi, phát hiện các chứng bệnh thần kinh thường gặp. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần phát hiện kịp thời, kết hợp chẩn đoán trên lâm sàng, cận lâm sàng bằng siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý…

Một số bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

  • Tai biến mạch máu não: là những thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng thần kinh khu trú thường gặp nhất là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ, các trường hợp chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc do lao…
  • Bệnh Packinson: bệnh khởi phát muộn, tỷ lệ 200/100.000 với rối loạn vận động run (lắc, vẫy) khi nghỉ ngơi, cứng khớp và chậm chạp khi bắt đầu một cử động nào đó (được gọi là bradykinesia), cử động chậm, run khi nghỉ, nét mặt đơ, tăng trương lực cơ, đi bước nhỏ và chúi) kèm sa sút trong 40 – 80% trường hợp, thường xuyên trầm cảm. Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có 2 trong 3 đặc điểm trên. Tư thế không vững là dấu hiệu thứ tư, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện trong trường hợp muộn, thường là khi BN đã bị bệnh được 8 năm hoặc hơn.
  • Bệnh Alzheimer: Là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể gây tử vong nhanh chóng. Bệnh nhân thường thấy trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ gây ra suy giảm trí nhớ, giảm khả năng ư duy, giải quyết vấn đề và các kỹ năng trong cuộc sống.

Triệu chứng của các bệnh thần kinh

Phương pháp điều trị:

Theo Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn về việc điều trị các bệnh thần kinh phải toàn diện, kết hợp Tây y và Đông y để có hiệu quả tốt nhất:

  • Sử dụng thuốc: cơ thể người già hấp thu chuyển hóa và thải trừ thuốc kém nên cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Nên chỉ định thêm các thuốc giúp nâng cao thể trạng, các loại vitamin, nhất là nhóm B. Việc uống thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan nhưng phải được sử dụng cẩn sử dụng cẩn trọng và đạt hiệu quả cao nhất khi kết hợp với các liệu pháp không dùng thuốc khác.
  • Phục hồi chức năng cho hệ thần kinh: là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp. Hiệu quả nhất vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí…Nên kết hợp phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp, bấm nắn.
  • Tác động tâm lý, liệu pháp tâm lý như tĩnh tâm phù hợp với các thời khắc trong ngày. Biện pháp này giúp người bệnh tự xác định việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Tóm lại, trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là chứng bệnh tâm thần kinh thì theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, nhận thức, sa sút trí tuệ hay các bệnh rối loạn chức năng, rối loạn tâm lý cần được lưu ý. Kết hợp các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể cải thiện đáng kể hoặc ít nhất là làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa não. Dinh dưỡng hợp lý và khoa học, thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường giao tiếp xã hội, rèn luyện sức khỏe tập thể dục thể thao thường xuyên, tham gia các câu lạc bộ điều chỉnh tâm lý cũng là những chiến lược phòng ngừa và cải thiện tình trạng sức khỏe của người cao tuổi.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn