Các nguyên nhân gây rối loạn cảm giác

Cảm giác ở người bao gồm cảm giác nông, cảm giác sâu, cảm giác bản thể, cảm giác có ý thức và cảm giác không có ý thức. Khi tổn thương ở một trong số các vị trí trên đường dẫn truyền cảm giác, từ ngoại vi đến trung ương gây rối loạn cảm giác.

Các nguyên nhân gây rối loạn cảm giác

Các nguyên nhân gây rối loạn cảm giác

Đặc điểm đường dẫn truyền cảm giác

Cảm giác đi từ da hoặc các cấu trúc sâu lên vỏ não qua ba neurone với hai synapse.

Tế bào số 1 nằm ở hạch gai rễ sau, nhận tín hiệu từ các đầu tận cùng thần kinh trống hoặc các thể cảm thụ cảm giác có bao, sau đó cho nhánh hướng tâm đi vào tủy sống, vào sừng sau tiếp hợp tế bào 2 tại đây ( cảm giác nông) hoặc đi thẳng lên theo cột sau cùng bên đến tiếp hợp tại nhân thon và nhân chêm ( cảm giác xúc giác và sâu).

Tiếp hợp thứ hai nằm tại nhân bụng bên của đồi thị, từ đó sợi hướng tâm của tế bào số 3 xuất phát đi đến vỏ não.

Rối loạn cảm giác trong các bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh đơn dây thần kinh: với tổn thương một dây thần kinh, cảm giác rối loạn khu trú theo phân bố của dây thần kinh đó, thường là hẹp hơn phân bố giải phẫu của nó vì có sự chống lấn của các dây kế cận nhau. Ngoài ra, tùy theo bản chất sang thương mà các loại cảm giác sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, ví dụ sang thang chèn ép có khuynh hướng ảnh hưởng đến các sợi kích thước lớn dẫn truyền cảm giác xúc giác.

Bệnh đa dây thần kinh: rối loạn cảm giác đối xứng và nặng ở ngọn chi hơn là gốc chi, biểu hiện thường là mất cảm giác kiểu mang găng. Thường rối loạn nhiều và rõ ở cho dưới hơn là chi trên, thậm chí có thể hoàn toàn không có hoặc chỉ có rối loạn cảm giác rất nhẹ ở chi trên. Một số trường hợp bệnh chuyển hóa hiếm có thể gây tổn thương chủ yếu trên các sợi nhỏ dẫn truyền cảm giác đau- nhiệt. Các rối loạn cảm giác thường có thể đi kèm với yếu cơ và giảm phản xạ.

Rối loạn cảm giác trong các bệnh thần kinh ngoại biên

Rối loạn cảm giác trong các bệnh thần kinh ngoại biên

Rối loạn cảm giác trong tổn thương rễ

Bác sĩ tư vấn: Tổn thương rễ gây rối loạn cảm giác theo khoanh da do bó chi phối. Tuy nhiên do có sự chi phối chồng lấn giữa các rễ kế cận nên sẽ không có mất cảm giác trừ khi có hai hay nhiều rễ kế cận nhau bị tổn thương.

Trong các trường hợp chèn ép rễ, đau là triệu chứng rõ và hằng định, phản xạ gân cơ bình thường hay mất tùy thuộc vào rẽ chi phối nó có bị tổn thương hay không, nếu rễ trước bị tổn thương thì sẽ có yếu cơ và teo cơ.

Rối loạn cảm giác trong tổn thương tủy sống

  • Tổn thương trung tâm tủy: tổn thương trung tâm tủy như trong rỗng ống tủy gây một hội chứng cảm giác điển hình là mất cảm giác treo và phân ly cảm giác:đau – nhiệt bị mất trong khi các cảm giác khác còn nguyên vẹn.
  • Tổn thương phần trước – bên tủy: gây mất cảm giác đau nhiệt bên đối diện dưới nơi tổn thương.
  • Tổn thương phần trước tủy: các tổn thương hủy hoại phần trước tủy sẽ gây mất cảm giác đau – nhiệt dưới nơi tổn thương, kèm theo là yếu liệt các cơ chi phối bởi khoanh tủy bị tổn thương do hư hại tế bào vận động sừng trước.
  • Cắt ngang nửa tủy: gây hội chứng Brown-Sequard.

Rối loạn cảm giác trong tổn thương thân não

Rối loạn cảm giác trong tổn thương thân não đi kèm với yếu liệt cơ, dấu tiểu não, và dấu các dây sọ.

Rối loạn cảm giác trong tổn thương đồi thị

Tổn thương đồi thị có thể gây rối loạn hoặc mất tất cả các loại cảm giác nửa thân đối bên. Ngoài ra còn có thể có đau tự phát hoặc các cảm giác khó chịu khác ở bên đối diện. Các cảm giác có thể là rát bỏng, đau xé, dao đâm, đau nhói và giật, nhưng thường rất khó diễn tả. bất kỳ kích thích nào ngoài da, dù chỉ là sờ nhẹ, cũng có thể gây ra cảm giác rất khó chịu hoặc gây đau. Đây là hội chứng Dejerine- Roussy, đo tổn thương đồi thị. Đôi khi hội chứng này còn gặp ở bệnh nhân bị tổn thương chất trắng thùy đính hoặc tổn thương tủy.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn