Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây bùng phát dịch. Nếu như không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
- Những điều cần biết về thời gian phục hồi sau sinh của phụ nữ
- Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
- Một số lý do khiến người gầy tập mãi không tăng cân
Cách phát hiện và chăm sóc trẻ bị sởi
Những thông tin cần biết về bệnh sởi và phương thức lây truyền
Bệnh sởi là bệnh do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Virus này có sức chịu đựng kém, dễ bị tiêu diệt bởi thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, hoặc trong điều kiện nhiệt độ từ 60 độ trở lên. Bệnh sởi hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, bệnh sởi xuất hiện quanh năm. Bệnh hay gặp ở các thành phố lên, chủ yếu là ở trẻ em từ 1- 6 tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn và cả ở trẻ em chưa đủ tuổi tiêm phòng sởi. Sởi lây truyền qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh hoặc theo không khí thoát ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện…do đó bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như các thành phố lớn, nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư…virus sởi xâm nhập vào cơ thể gây suy giảm miễn dịch khiến người bệnh bị bội nhiễm thêm vi khuẩn, dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não…
Triệu chứng của sởi
Bác sĩ tư vấn: Khi nhiễm bệnh, sởi sẽ ủ bệnh từ 7-21 ngày, thường là 11-12 ngày, ở trẻ sơ sinh lag 14-15 ngày. Sau đó, bệnh bước vào giai đoạn khởi phát, giai đoạn này tính từ lúc bắt đầu sốt cho đến lúc mọc ban sởi. Giai đoạn này thường kéo dài 3-5 ngày. Bệnh nhân thường sốt cao đột ngột 39-40oC, trẻ sơ sinh có thể gặp sốt cao co giật. Kèm theo đó là các biểu hiện của viêm long niêm mạc mắt, mũi với các triệu chứng ho, hắt hơi, chảy nước mũi, kết mạc mắt đỏ, có dử mắt…niêm mạc miệng xuất hiện các hạt Koplik có màu trắng. Những hạt Koplik thường xuất hiện vào ngày thứ hai của sốt, tồn tại 12-14 giờ, là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán sởi trong giai đoạn khởi phát. Trước khi mọc ban sởi, các triệu chứng của người bệnh có xu hướng nặng lên, sốt cao hơn, trẻ có thể co giật, mê sảng. Ban sởi thường mọc theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ tai đến trán, đầu, mặt, cổ, thân mình , bụng, đùi, chi dưới. Khi ban sởi bay cũng bay theo thứ tự mọc ban. Khi mọc ban sởi thì sốt lui dần. Bệnh sởi có thể lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng đến hệ hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, đến hệ thần kinh gây viêm màng não mủ, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề. Do đó, khi thấy trẻ sốt cao liên tục, khó thở, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ hoặc phát ban toàn thân mà vẫn sốt cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.
Triệu chứng của sởi
Cách chăm sóc và phòng ngừa sởi ở trẻ
Nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly có thể điều trị tại nhà cho trẻ bằng cách cho trẻ hạ sốt khi sốt từ 38.5o C bằng paracetamol kết hợp lau người cho trẻ, vệ sinh cho trẻ hàng ngày, cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi xước da, vệ sinh răng miệng, mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý, tránh sử dụng các sản phẩm chứa corticoid. Bổ sung cho trẻ dung dịch oresol nếu trẻ nôn nhiều, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng các thức ăn mềm, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Với trẻ lớn, có thể cho trẻ sử dụng nước ép hoa quả, đặc biệt là hoa quả nhiều vitamin A,C. Bổ sung thêm vitamin A cho trẻ để dự phòng thiếu vitamin, giúp bảo vệ mắt.
Để phòng ngừa sởi cho trẻ, cách hữu hiệu là tiêm vacxin cho trẻ với 3 mũi khi trẻ 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng, tắm rửa và vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn, lau chùi sạch sẽ bàn ghế, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng. Bên cạnh đó, cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác, đặc biệt khi trong nhà hoặc xung quanh có những trẻ em khác.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn