Cách phát hiện và điều trị ghẻ triệt để

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái. Bệnh do ký sinh trùng ký sinh trên da, dễ lây lan trong môi trường gia đình, nhà trẻ.

Cách phát hiện và điều trị ghẻ triệt để

Cách phát hiện và điều trị ghẻ triệt để

Dưới đây là thông tin chi tiết về cách phát hiện và điều trị ghẻ chuẩn nhất. 

Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?

Bác sĩ tư vấn: Ghẻ là bệnh ngoài da khá phổ biến, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, môi trường tập thể, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường gặp vào mùa hè, lây lan do nằm chung giường, mặc chung quần áo

Ghẻ do ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là sarcoptes scabiei hominis gây ra, ghẻ có hình bầu dục kích thước khoảng 0,3mm rất khó nhìn thấy bằng mắt thường, có 8 chân, lưng có gai xiên hướng về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn và để đào hầm. Chúng không thể bay hay nhảy được, chu kỳ sống khoảng 30 ngày. Ghẻ ký sinh bắt buộc ở lớp thượng bì da người hoặc da động vật,  Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng trong luống ghẻ, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng di chuyển lên bề mặt da và lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành. Ghẻ cái và ghẻ đức giao cấu với nhau, ghẻ đực bị chết, ghẻ cái đào luống trong lớp sừng để đẻ trứng bắt đầu một chu kỳ mới.

Thời gian ủ bệnh dao động từ 3 ngày đến 6 tuần sau khi nhiễm cái ghẻ. Ghẻ ký sinh và đào hầm trên da gây tổn thương cơ bản:

  • Xuất hiện mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ. Thường gặp ở những vùng da mỏng, nếp kẽ như: Kẽ ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, dương vật, môi lớn, quần vú ở nữ. Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ở toàn thân. Những thương tổn này rất ngứa, ngứa nhiêu hơn về đêm, bệnh nhân gãi nên tổn thương đỏ, xước, đóng vảy. Nguyên nhân ngứa là do phản ứng quá mẫn của cơ thể với kháng nguyên của ghẻ.
  • Đường hầm ghẻ hay còn gọi là luống ghẻ là thương tổn rất điển hình cho ghẻ nhưng không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy. Luống ghẻ do ghẻ cái tạo thành, dài 3-5mm, bên trên bề mặt da là một mụn nước nhỏ, lấy kim chích có thể bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim.
  • Săng ghẻ, sẩn cục, sẩn huyết thanh có thể gặp ở vùng sinh dục dễ nhầm với giang mai.
  • Ghẻ Na Uy hay ghẻ vảy là một thể đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn là lớp vảy trồng lên nhu và lan tỏa toàn thân, có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các lớp vảy

Để chẩn đoán ghẻ ngoài các dấu hiệu lâm sàng kể trên, bệnh nhân có thể được chỉ định soi tìm ký sinh trùng

Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?

Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?

Điều trị ghẻ triệt để như thế nào?

Điều trị ghẻ không khó, thuốc diệt ghẻ cũng rất nhiều loại với hiệu quả mang lại ở các mức độ khác nhau. Việc lựa chọn cách điều trị phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giá cả, độ nặng của bệnh và hoàn cảnh.

Các thuốc điều trị ghẻ thường dùng hiện nay gồm: Kem permethrin 5%, Linda 1%, kem crotamiton 10%, sulfur 5-10% dạng xịt phun xương, benzyl benzoat 10%, Ivermectin dạng uống.

Tại Việt Nam các thuốc điều trị ghẻ phổ biến là: dung dịch DEP, kem crotamiton, thuốc xịt spregal. Trong dân gian còn lưu truyền phương pháp trị ghẻ bằng tắm lá cây ba chạc đen hoặc bôi dầu hạt máu chó cũng cho thấy hiệu quả.

Nguyên tắc điều trị nói chung cần chú ý:

  • Điều trị đồng thời cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ… nếu phát hiện bị bệnh ghẻ.
  • Bôi thuốc phải đúng cách.
  • Tổng vệ sinh chăn chiếu, quần áo giặt sạch phơi khô, dọn sạch giường, lau sàn nhà bằng xà phòng.

Cụ thể, với người lớn bôi thuốc diệt ghẻ nên bôi khắp người từ trên xuống dưới trừ vùng mặt và da đầu. Đặc biệt chú ý vùng nếp kẽ, vùng sinh dục, quanh móng, tai. Với trẻ em phải bôi toàn thân cả vùng  mặt và da đầu.

Điều trị ghẻ triệt để như thế nào?

Điều trị ghẻ triệt để như thế nào?

Cần lưu ý điều trị ngay khi phát hiện ghẻ tránh lây lan trong cộng đồng. Ghẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như: chàm hóa, bội nhiễm, thậm chí viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn