Dị ứng thời tiết là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vậy cần lưu ý những gì về chứng dị ứng thời tiết mãn tính
- Những nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim
- Những bệnh tình dục nguy hiểm có thể truyền từ mẹ sang con
Những biểu hiện của bệnh như dị ứng thời tiết nổi mề đay, dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa,…cần được khắc phục để không gây ra những biến chứng nguy hiểm như khó thở, tụt huyết áp hay nhiễm trùng da. Hãy cùng bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu về dị ứng thời tiết mãn tính
Thế nào là dị ứng thời tiết?
Dị ứng được xem là một chuỗi những phản ứng có hại của hệ miễn dịch con người đối với các dị nguyên từ môi trường xung quanh. Chính sự kết hợp giữa kháng thể dị ứng với những dị nguyên bên ngoài đã gây ra những biểu hiện của các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bị dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa, hen phế quản, …
Trong đó, bị dị ứng thời tiết là bệnh lý dị ứng với những biểu hiện như dị ứng thời tiết nổi mề đay, dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa gây ra những tổn thương về da. Hiện tượng này xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ môi trường nóng là dị ứng thời tiết nóng, hoặc dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ, cũng có thể là khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Dị ứng thời tiết nổi mề đay xuất hiện với những tổn thương là phát ban và phù mạch. Theo bác sĩ tư vấn, phát ban là hiện tượng xuất hiện những sẩn phù bao vây quầng đỏ và gây cảm giác rất ngứa, tồn tại trên da chúng ta từ 30 phút đến 36 giờ đồng hồ, với kích thước khoảng 1mm đến vài cm. Đối với sưng phù, đây là dấu hiệu đặc trưng của dị ứng thời tiết nổi mề đay với da đỏ hoặc bình thường, ít ngứa, đau và rát bỏng. Cơ chế của hiện tượng này liên quan đến kháng thể IgE và những chất hóa học trung gian như histamin.
Những tác nhân bên ngoài gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất, thức ăn, … Những nguyên nhân khác được đưa ra như di truyền, tuổi tác, giới tính… Hơn 80% ca bệnh được cho răng là tự phát và không rõ nguyên nhân. Cho đến nay, bị dị ứng thời tiết xuất hiện chủ yếu ở người lớn và xảy ra với phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết nổi mề đay hay dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa bao gồm hai dạng là cấp tính và mãn tính. Đối với trường hợp cấp tính, bệnh kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc dưới 6 tuần, chỉ gây những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ có nguy cơ cao chuyển sang giai đoạn bị dị ứng thời tiết mãn tính thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng phù nề niêm mạc mắt, tụt huyết áp, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Cách chữa trị dị ứng thời tiết
Đối với những trường hợp bệnh bị dị ứng thời tiết khác nhau, sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu là dị ứng thời tiết nổi mề đay thể nhẹ thì những nốt mề đay đó sẽ tự hết sau khoảng vài tiếng đồng hồ đến 1 hoặc 2 ngày, hoặc bệnh nhân có thể khống chế cơn ngứa của mình bằng những bài thuốc dân gian như dùng lá lốt, lá trà xanh và mật ong. Bên cạnh đó, đối với chế độ dinh dưỡng, người bị dị ứng thời tiết nên ăn những thực phẩm có chứa vitamin C, rau củ, trái cây… Bị dị ứng thời tiết kiêng gì là câu hỏi được bệnh nhân đặt ra rất nhiều. Các bác sĩ cho rằng bệnh nhân dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa hay mề đay cần kiêng những món như hải sản, nhộng, đậu phộng, bia rượu.
Đối với việc sử dụng thuốc, Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trước đây bệnh nhân dị ứng thời tiết nổi mề đay phải điều trị kiên trì và tuân theo sử dụng thuốc đúng chỉ định. Thuốc chủ yếu là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như promethazin hoặc thế hệ 2 như cetirizin, loratadin, … Bác sĩ cũng sẽ chỉ định glucocorticoid toàn thân trong thời gian ngắn để kiểm soát được những đợt nổi mề đay nghiêm trọng. Một số bệnh nhân khi sử dụng những loại thuốc trên nhưng không kiểm soát được triệu chứng bệnh thì sẽ bổ sung thêm omalizumab là kháng thể đơn dòng chống IgE. Mặc dù vậy thuốc này trên lâm sàng vẫn còn khá đắt và không kinh tế, hơn nữa hiệu quả lâm sàng của thuốc cũng chưa hoàn toàn thành công.
Gần đây, những nghiên cứu mới nhất cho thấy dapsone được xem là liệu pháp điều trị thành công cho dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa với chi phí hợp lý hơn. Dapsone hay còn gọi là diaminodiphenyl sulfone (DDS) có tác dụng kháng khuẩn, dùng phối hợp với rifampicin và clofazimin cũng như những loại thuốc kháng trong những trường hợp bệnh khác nhau như bệnh phong, bệnh viêm phổi, bệnh nhiễm Toxoplasma, … Tuy nhiên, tác dụng phụ của dapsone là buồn nôn, chán ăn, viêm gan, những dạng phát ban khác, giảm tế bào máu, vỡ hồng huyết cầu, … nên cần được tư vấn cụ thể của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, cần phải tránh khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa vì đây là những dị ứng có nguy cơ gây dị ứng. Bệnh nhân cần giữ ấm cho cơ thể và không gãi, hạn chế chà xát mạnh trên da để ngăn chặn tổn thương da.