Thời tiết đang rất thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp gây hại cho trẻ nhỏ. Phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến virus hợp bào hô hấp.
- Bác sĩ tư vấn những điều bạn cần lưu ý khi bị bệnh mất ngủ
- Thuốc tránh thai khẩn cấp và những tác dụng phụ khôn lường
- Bác sĩ cảnh báo những người tuyệt đối không được ăn rau mùi
Cảnh báo: Nỗi lo virus hợp bào hô hấp gây bệnh cho trẻ nhỏ
Không ít trẻ phải hỗ trợ thở ô xy do viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp…liên quan đến loại virut nguy hiểm trên. Bác sĩ tư vấn khuyên các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đề phòng.
Gia tăng bệnh nhi mắc bệnh lý hô hấp
Tại khoa Hồi sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nhiều phòng bệnh phần lớn các bệnh nhi nằm viện điều trị bệnh lý do virus hợp bào hô hấp (RSV) đều là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Những ca bệnh nặng hầu hết đều có bệnh lý nền đi kèm hoặc sinh non tháng. Bé gái gần 5 tháng tuổi ở Nghệ An đang phải thở máy tại phòng chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Hô hấp. Trước khi vào viện bé sốt cao, thở khò khè, điều trị 10 ngày ở bệnh viện tuyến dưới không bớt nên chuyển ra Hà Nội. Hiện tình trạng của bé có tiến triển hơn, nhưng rất chậm.
Bà ngoại của bệnh nhi cho biết bé bị sốt, mũi có đờm, gia đình đưa vào Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) điều trị. Tuy nhiên, khi thấy bé có triệu chứng co giật, gia đình xin chuyển tuyến. Bệnh nhi này bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng do mắc virus RSV.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trung tâm có 147 giường bệnh nhưng hiện tại tiếp nhận tới 150-160 ca/ngày. Các bệnh nhi đều dưới 6 tháng tuổi. Những trường hợp nặng hầu hết đều có bệnh lý nền đi kèm. Trong đó, 1/3 bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp. “Trước đây, trung bình mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận 10-15 bệnh nhi mắc virus RSV Nhưng một tháng gần đây, số lượng này tăng lên 30-40 trẻ, có ngày hơn 40 em. Bác sĩ phải làm việc liên tục để luân chuyển các ca bệnh nhẹ về những khoa khác, đón ca mới tăng hơn gấp đôi mỗi ngày”, PGS Hanh cho hay.
Không chỉ ngoài miền Bắc, ở phía Nam như ở Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM… theo chia sẻ của các bác sĩ, số lượng bệnh nhi mắc bệnh hô hấp cũng tăng hơn thời điểm trước. Vì thế, giảng viên bác sĩ lớp Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên gia đình có con nhỏ cần hết sức lưu ý.
Theo BS Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, lượng bệnh nhi đến khám tăng đột biến trong mấy tuần gần đây. Hiện đơn vị đang điều trị cho hơn 400 trẻ mắc các bệnh hô hấp. Tuy nhiên, cơ bản bệnh vẫn theo quy luật chứ không bùng phát dịch bệnh. Phần lớn trẻ đến khám do mắc các bệnh về nhiễm trùng hô hấp, viêm hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi… Những bệnh nhi điều trị nội trú bị viêm hô hấp dưới, nhiều nhất là viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn…
Bác sĩ Lê Thanh Chương – Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, khám cho bệnh nhi N.T.M. (2 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội). Nằm kế bên là bệnh nhi N.T.M. (2 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội).
Tốc độ lây lan nhanh
Theo BSCKII Lê Thanh Chương – Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí, tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh…, bệnh diễn biến rất nhanh và nặng.
“Bệnh này nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, đẻ non dưới 3 tháng tuổi hay bệnh nhi có bệnh nền loạn sản phổi có thể tiến triển nhanh trong một ngày. Hôm trước ăn thở bình thường, hôm sau vào viện trong tình trạng phải thở ô xy, tình trạng này gặp nhiều tại khoa cấp cứu. Tùy theo từng mức độ, các bác sĩ sẽ can thiệp cho thở ô xy hay can thiệp khác như đặt ống thở. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ chăm sóc bằng cho thở ô xy và ăn uống, thông thoáng đường thở, nếu bội nhiễm sẽ điều trị thêm kháng sinh”, bác sĩ Lê Thanh Chương cho biết.
Trẻ khi mắc virus RSV mà không được xử trí sớm, can thiệp kịp thời sẽ gặp những biến chứng nặng về hô hấp, đồng thời có thể bị bội nhiễm thêm vi khuẩn, viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn, di chứng đường thở, gây biến chứng về hô hấp… Thiếu ô xy kéo dài sẽ dẫn tới biến chứng thần kinh.
Giám đốc Trung tâm Hô hấp khuyến cáo virus RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan, không biết con nhiễm bệnh, virus dễ phát tán rộng trong cộng đồng. Hiện nay, virus RSV không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng.
RSV là virus chỉ cư trú ở niêm mạc đường hô hấp, dễ lây lan thông qua giọt bắn, qua bàn tay, quần áo hay tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, hôn hít với trẻ. “Người lớn mang mầm bệnh chính là trung gian truyền bệnh cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ khỏe, miễn dịch tốt có thể chỉ bị hắt hơi, chảy mũi sau đó tiếp tục tạo ra giọt bắn khuếch tán ra môi trường lây cho những trẻ khác”, bác sĩ Chương giải thích.
Vì vậy, người lớn đến các chỗ đông người, khi về nhà nên thay quần áo, sát khuẩn tay trước khi bế trẻ. Không hôn hít, mớm cơm cho bé. Để tránh lây chéo tại bệnh viện, bệnh nhi nhiễm RSV phải nằm riêng từng giường cách xa nhau.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn tổng hợp từ Báo conglyxahoi.net.vn