Chăm sóc bệnh nhân vẩy nến

Bệnh vảy nên là bệnh kinh diễn có khi tái đi tái lại suốt đời, các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kéo dài thời gian ổn định của bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân vẩy nến

Chăm sóc bệnh nhân vẩy nến

Dưới đây là nội dung chi tiết về vấn đề này.

Cơ chế sinh bệnh vảy nến

Người ta cho rằng những người có bệnh vẩy nến là những người có một thứ da đặc biệt, cần phải có tác dụng của một số phản ứng tố mới có thể gây được bệnh, nếu không có phản ứng tố đó, thì bệnh vẩy nến vẫn tiềm tàng.

Mỗi khi một phản ứng tố làm giãn các mao mạch thì liền làm cho

một số chất ngấm vào thượng bì, tăng cường việc phân chia các nhân và gián tiếp gây ra á sừng.Về bản chất của các phản ứng tố có thể là: Phản ứng tố vật lý như hiện tượng sang chấn ở da gây ra một mảng vảy lớn. Vết sẹo bong cũng có thể chuyển biến thành vảy nến, cháy nắng cũng vậy. Các hoá chất do ăn phải hoặc hít vào phổi cũng có thể  gây ra một cơn cấp phát. Những yếu tố tâm lý rất thông thường có khi gây cơn cấp phát rõ rệt , ngoài ra còn liên quan đến yếu tố địa tạng đặc biệt.

Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến

Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến

Triệu chứng lâm sàng bệnh vảy nến

Thương tổn cơ bản là đỏ da và có vảy. Tính chất của dát màu đỏ tươi, ranh giới rõ, không thâm nhiễm. Trên bề mặt có vẩy trắng như nến, cạo bằng phương pháp Brocq(+). Kích thước và số lượng tùy từng thể và tùy từng giai đoạn của bệnh. Tính chất của vảy vảy trắng rất dễ bong, vảy khô có từng lớp xếp chồng lên nhau, cạo ra bong ra từng lớp khô óng ánh như bạc hay vỏ xà cừ. Vị trí tổn thương khu trú nhiều nhất ở chỗ tì đè như da đầu, khuỷu tay, đầu gối, trán, gần xương cùng, đối xứng.

Quá trình tiến triển của tổn thương căn bản có thể dai dẳng từ vài năm, những đợt  đầu thường ngắn hơn , các thương tổn ở khuỷu tay và đầu gối thì dai dẳng hơn. Trong quá trình diễn biến thương tổn có thể mòn dần dần và lan rộng từ giữa ra xung quanh. Nhưng có một điểm đáng chú ý là khi để lại sẹo, chỉ đôi khi có một vết thâm , hay một vết bạc màu. Sau khi thương tổn da đã khỏi thì chỗ da trước đã bị bệnh vẩy nến cũng chưa trở lại bình thường, vì sau một thời gian ngắn thì chính những vùng cũ ấy lại là nơi hay tái phát.

Chăm sóc bệnh nhân mắc vảy nến

  • Bác sĩ tư vấn: Bệnh vảy nến khiến cho bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp, tiếp xúc với người khác. Người bệnh có tâm lý là giấu mình, ngại giao tiếp lâu dần dẫn tới trầm cảm u uất. Lúc nào cũng lo lắng sợ hãi bệnh nặng hơn, sợ sẽ lây lan sang nhiều vùng da khác. Động viên tinh thần người bệnh giúp họ giảm lo lắng, hương dẫn người bệnh không gãi, không tự ý cạo vảy nến, không chà sát kỳ cọ.

Chăm sóc bệnh nhân mắc vảy nến

Chăm sóc bệnh nhân mắc vảy nến

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân, theo dõi vùng da tổn thương hàng ngày xem mức độ lây lan của bệnh. Theo dõi các đợt tái phát bệnh xem thời gian có gần nhau không, tính chất nặng hơn không, số lượng và hình thái tổn thương.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc: cách bôi thuốc, lượng dùng thuốc và thời điểm dùng thuốc. Hạn chế ăn các đồ dầu mỡ và tinh bột, ăn đủ các chất vitamin, muối khoáng. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân biết về bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da lành tính, một bệnh dai dẳng hay tái phát chưa có thuốc điều trị. Khuyến khích bệnh nhân tuân thủ điều trị bệnh để hạn chế sự tái phát của bệnh.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn