Chăm sóc trẻ bị cúm

Cúm là một bệnh gặp khá nhiều ở trẻ em và người lớn nhất là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa thích ứng được. Bệnh gây ra bởi các loại siêu virus và có thể lây lan qua đường hô hấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và hệ hô hấp.

Chăm sóc trẻ bị cúm

Chăm sóc trẻ bị cúm

Dưới đây là thông tin cần thiết giúp bạn chăm sóc trẻ bị cúm chuẩn nhất.

Những đối tượng dễ bị cúm

Những đối tượng như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người già, phụ nữ mang thai và sau khi sinh  là những người dễ bị cúm nhất vì hệ miễn dịch của họ rất kém.

Những đứa trẻ có tiền sử bị những bệnh như suyễn, rối loạn máu, thận, gan, béo phì, bệnh phổi mãn tính … là những đứa trẻ cũng dễ nhiễm virus gây cúm.

Nguyên nhân gây cúm

Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:

Virus cúm có thể lây lan từ người này sang người khác. Trẻ bị cúm khi tiếp xúc với dịch nước bọt của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, sử dụng chung những đồ vật như bút chì, bút bi, cốc nước… cũng có thể nhiễm phải virus gây cúm.

Các triệu chứng của bệnh cúm

Bác sĩ tư vấn: Các triệu chứng của cúm như đau cơ, ho, sốt, nhức đầu, đau họng, nôn, tiêu chảy hoặc sốt cao. Những triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Nhưng đây là 2 bệnh khác nhau do 2 con virus khác nhau gây ra. Hai ngày sau khi nhiễm virus, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau hết các cơ trên cơ thể, ho, tiêu chảy… Trên đây là những triệu chứng của bệnh cúm A hoặc cúm B.

Bệnh cúm là bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng, nếu có những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt..

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu bé bị sốt kèm theo những triệu chứng như không hấp thu được chất lỏng, buồn ngủ và xanh xao, khó thở, đau đầu nghiêm trọng, môi tái nhợt đi, không đi được và nôn thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Điều trị cúm

Tùy vào độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh cho người bệnh.

Nếu trẻ sốt cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống hạ sốt paracetamol hoặc giảm đau như ibuprofen để giảm đau nhức cơ.

Cho trẻ nghỉ ngơi để trẻ nhanh hồi phục hơn. Nếu trẻ ho nhiều, bác sĩ sẽ kê thuốc ho cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước. Nếu muốn rút ngắn thời gian bị bệnh, bác sĩ sẽ kê cho trẻ 1 vài thuốc kháng sinh, nhưng thuốc này không có tác dụng chữa bệnh.

Thời gian bị cúm

Thông thường cúm sẽ kéo dài trong 5 ngày hoặc ít hơn là sẽ khỏi. Sau thời gian đó, trẻ vẫn yếu và có thể bị ho, nếu chăm sóc tốt, trẻ sẽ khỏi hoàn toàn sau 2 tuần.

Một số phương pháp điều trị cúm tại nhà

Một số biện phảm giảm triệu chứng của cúm:

  • Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để cơ thể bù nước nhanh chóng hồi phục.

  • Các loại súp, cháo

Ăn súp nóng hoặc nước chanh ấm để làm dịu cổ họng. Giúp trẻ giảm mức độ khó chịu.

  • Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi thật tốt để cơ thể tạo đề kháng chống trọi với virus.

  • Chườm ấm

Nếu trẻ bị sốt hoặc đau đầu, bạn nên chườm ấm cho trẻ.

  • Súc miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm những cơn đau họng, giúp trẻ sát khuẩn vùng họng cho nhanh khỏi.

  • Ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh.

– Những thực phẩm giàu vitamin C nên cho trẻ ăn như cam, rau xanh, bưởi để giúp trẻ sạch đờm, tăng sức đề kháng.

– Có thể uống nước mật ong ấm pha với ít chanh để sát khuẩn cổ họng.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn