Đau mắt đỏ là tình trạng viêm xảy ra ở vùng kết mạc và màng mắt như tròng trắng và phần bên trong mí mắt. Những người bị đau mắt đỏ sẽ thấy khó chịu khi mắc phải bệnh này, nhất là đối tượng trẻ em.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh gây ra bởi Adenovirus. Bệnh có thể thành dịch vì có khả năng lây lan sang những người xung quanh nhất là những người thân trong gia đình. Trẻ dưới 3 tuổi hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ lây nhiễm các loại virus nhất là virus gây ra bệnh đau mắt đỏ.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là mắt có gỉ và đỏ. Ban đầu người bệnh sẽ bị đỏ 1 bên mắt trước sau đó lan sang mắt còn lại, mắt khó chịu và cộm như có cát trong mắt, có nhiều gỉ mắt và khó mở mắt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Gỉ mắt có thể có màu vàng hoặc xanh tùy vào tác nhân gây bệnh.
Mi mắt bị sưng và mọng đỏ, đau và có chảy nước mắt. ngoài ra, người bệnh còn có thể có những triệu chứng khác đi kèm như sốt nhẹ, đau họng, ho, mệt mỏi và có hạch ở tai. Nếu bệnh nhẹ, người bệnh vẫn có thể nhìn thấy bình thường. Nếu bị nặng, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc rất nguy hiểm.
Phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ
Nếu trong lớp học của trẻ có bé bị đau mắt đỏ thì cô giáo cần thông báo với phụ huynh để các mẹ phòng ngừa và chăm sóc cho bé tốt hơn, tránh lây bệnh. Thông thường, những trẻ bị đau mắt đỏ sẽ được cô giáo cho nghỉ học ở nhà 5-7 ngày chữa khỏi bệnh. Virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan ngay cả khi mắt chưa có dấu hiệu viêm đỏ bên ngoài. Những người bị đau mắt đỏ hoặc gia đình có người bị đau mắt đỏ không nên tiếp xúc với những người xung quanh vì khả năng lây bệnh rất cao. Nếu không có việc quan trọng và cấp bách thì nên ở trong nhà.
Cách xử lý và chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Nếu trong gia đình có người bị đau mắt đỏ thì những người còn lại cần nhỏ nước muối sinh lý 4-5 lần 1 ngày còn người bị đau mắt đỏ thì nhỏ thường xuyên 6-7 lần 1 ngày. Tuyệt đối không dùng chung các lọ thuốc nhỏ mắt với nhau.
Cách xử lý và chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu để bệnh kéo dài không khỏi sẽ dẫn đến những biến chứng về mắt như viêm giác mạc các loại khác nhau có thể gây sẹo và giảm thị lực. Những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ bú càng nhiều càng tốt, các kháng thể sẽ được bổ sung cho bé qua sữa mẹ. Đồng thời mẹ cũng phải bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng của bản thân, giảm nguy cơ lây đau mắt đỏ từ trẻ. Đối với những trẻ lớn hơn thì vẫn nên cho bé bú càng nhiều càng tốt, ngoài ra cũng cần bổ sung các thực phẩm giúp con tăng sức đề kháng trong các bữa ăn dặm.
Điều trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ
Bác sĩ tư vấn: Bệnh đau mắt đỏ gây ra bởi virus nên thường tự hết mà không cần sử dụng thuốc. Nếu bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị đau mắt đỏ dẫn đến nhiễm trùng thì sẽ được bác sĩ kê đơn kháng sinh.
Những bé bị đau mắt đỏ bố mẹ có thể cho bé đeo kính râm khi đi ra ngoài để giảm mức độ khó chịu ở mắt. Vệ sinh mắt bé bằng khăn ấm vào buổi sáng và sau khi ngủ trưa.
Nếu bé khó chịu quá thì có thể cho bé sử dụng thuốc Acetaminophen hoặc ibuprofen. Và luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cho trẻ.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn