Ngày nay, các bác sĩ sử dụng tiêu chuẩn trong hướng dẫn sử dụng chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM), được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ.
- Những điều cần biết về đau dây thần kinh sinh ba
- Phát hiện tình trạng phù phổi cấp do tim
- Một số điều người tập Gym cần biết về tình trạng chai cơ
Chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD – Posttraumatic Stress Disorber) hay còn gọi là stress sau sang chấn hay hậu chấn tâm lý. Bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu với các triệu chứng căng thẳng khởi phát sau sang chấn tâm lý trong quá khứ. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa sáng tỏ và còn nhiều tranh cãi.
Nguyên nhân rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng nỗ lực để tìm hiểu rõ ràng về cơ chế bệnh sinh gây ra chứng rối loạn căng thẳng ở một người sau chấn thương tâm lý. Mặc dù cơ chế chính xác còn chưa được tìm ra, tuy nhiên, kết luận ban đầu cho thấy rối loạn sau chấn thương căng thẳng có thể là do một hỗn hợp phức tạp của các sự kiện:
- Tính di truyền: bệnh nhân có tiền sử gia đình có khuynh hướng bị bệnh tâm thần (đặc biệt các nhóm bệnh liên quan lo lắng và trầm cảm) là nhóm nguy cơ cao.
- Ảnh hưởng của môi trường sống: bao gồm những trải nghiệm, số lượng và mức độ nghiêm trọng của những chấn thương tâm lý suốt từ thời thơ ấu đến nay.
- Tính khí: chỉ các khía cạnh của tính cách có khả năng di truyền.
- Các thức bộ não giải tỏa các chất trung gian thần kinh, cũng như các hormone cơ thể phản ứng lại với stress.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Nhằm chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, các bệnh nhân cần trải qua những thăm khám y khoa, hỏi bệnh nhằm xác định các dấu hiệu và triệu chứng đồng thời được yêu cầu thực hiện các bài test nhằm đánh giá một cách toàn diện về tâm lý.
Qua đó, bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý có thể ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân đã và đang trải qua – đánh giá những gì họ đang có, khi chúng xảy ra, mức độ và thời gian kéo dài bao lâu. Ngoài ra, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu mô tả lại sang chấn tâm lý trong quá khứ, và đưa ra các chỉ định kiểm tra bất kỳ vấn đề y tế khác khi nghi ngờ.
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, các Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tiêu chuẩn trong hướng dẫn sử dụng chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM), được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Các tiêu chí để chẩn đoán rối loạn stress sau chấn thương, bao gồm:
- Trải nhiệm liên quan hoặc trực tiếp chứng kiến những sự kiện liên quan đến cái chết hay thương tích nghiêm trọng, các sự kiện gây ra nguy cơ tử vong hoặc tổn hại thân thể nghiêm trọng.
- Có hay không phản ứng lại với sự kiện có tính chất gợi nên cho nạn nhân sự sợ hãi mãnh liệt, kinh dị hoặc một cảm giác bất lực.
- Xu hướng trải nghiệm lại các sự kiện quá khứ. Ví dụ: xuất hiện các hình ảnh và những kỷ niệm đau buồn, chúng làm xáo trộn giấc mơ, khiến người bệnh hồi tưởng, thậm chí ảnh hưởng và gây ra phản ứng vật lý.
- Bệnh nhân cố tránh nhớ lại hoặc nhắc lại các sự kiện chấn thương tâm lý, bao gồm cả những thứ gợi lại trí nhớ đó hoặc cảm thấy một cảm giác tình cảm tương tự sang chấn tâm lý.
- Khó ngủ, mất tập trung, bệnh nhân có thể liên tục cảm thấy những dấu hiệu nguy hiểm và làm bệnh nhân cần tự bảo vệ.
- Triệu chứng có ý nghĩa khi kéo dài hơn một tháng.
Các triệu chứng kể trên khiến bệnh nhân đau khổ và bi quan, cản trở bệnh nhân có được một sinh hoạt thường ngày bình thường.
PTSD là stress sau sang chấn hay hậu chấn tâm lý
Các loại sự kiện phổ biến gây chấn thương tâm lý
Các sự kiện nguy cơ phát triển PTSN ở nam bao gồm:
- Nguy cơ về phơi nhiễm.
- Hiếp dâm.
- Thời thơ ấu bị bỏ bê hoặc lạm dụng thể chất.
Các sự kiện nguy cơ phát triển PTSN ở nữ giới có đôi chút khác biệt, gồm:
- Bị hiếp dâm hoặc quẩy rối, lạm dụng tình dục.
- Các cuộc tấn công vật lý.
- Bị đe dọa bằng lời nói hoặc vũ khí.
- Thời thơ ấu bị lạm dụng thể chất.
Nhiều sự kiện khác gây ra stress cũng có thể là nguyên nhân của PTSN, ví dụ: hỏa hoạn, thiên tai, bị cướp, bị hành hung, các xung đột vũ lực hoặc tai nạn giao thông, bị bắt cóc, tra tấn thể chất hoặc tinh thần, mối lo do bệnh lý đe dọa mạng sống, tấn công khủng bố và nhiều sự kiện đe dọa khác.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn