Là một hoạt chất được biết đến rộng rãi với vai trò hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, glucosamin được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Vậy đối tượng có thể dùng glucosamin là ai?
- Tác dụng tuyệt vời của gấc đối với da
- Một số lưu ý về bệnh sỏi tiết niệu mà bạn cần biết
- Những điều tuyệt vời từ nước dừa đối với sức khỏe
Chuyên gia y tế cho biết ai có thể dùng glucosamin
Dưới đây là thông tin cơ bản liên quan đến thuốc glucosamin trong điều trị thoái hóa khớp được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:
Hiệu quả của glucosamin còn chưa thống nhất
Các nghiên cứu về hiệu quả của glucosamin vẫn còn gây nhiều tranh cãi, việc sử dụng glucosamin cũng chưa thống nhất. Do vậy có những nước xếp glucosamin là một loại dược phẩm chữa bệnh được quản lý chặt chẽ, nhưng có những nước glucosamin chỉ được coi là thực phẩm chức năng và được bày bán rộng rãi, mua bán dễ ràng. Do đó tình trạng sử dụng glucosamin rất bừa bãi và đã có những trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn.
Glucosamin là một amin monosaccharid, là thành phần cơ bản cấu tạo nên sụn khớp, cơ thể có khả năng tự tổng hợp hoạt chất này. Tuy nhiên khả năng tổng hợp này giảm đi đáng kể ở người cao tuổi, cùng với đó là tình trạng thoái hóa khớp gia tăng ở nhóm tuổi này. Trong thoái hóa khớp, có sự suy giảm sụn khớp, khô dịch khớp, các đầu xương nham nhở gây đau đớn khi vận động. Bổ sung glucosamin từ ngoài vào cho thấy có sự cải thiện các vấn đề của thoái hóa khớp. Nên glucosamin thường được dùng trong các trường hợp thoái hóa khớp nguyên phát hoặc thứ phát, viêm khớp cấp và mạn tính.
Glucosamin được chiết xuất từ chitin, một chất được tìm thấy chủ yếu trong vỏ tôm cua và các sinh vật biển khác. Các hãng sản xuất còn bổ sung thêm các thành phần: Chondroitin ( chiết xuất từ sụn cá mập, sụn động vật), collagen, calci, vitamin D…
Hiệu quả của glucosamin còn chưa thống nhất
Cách dùng glucosamin đúng
Dùng đúng liều và đủ thời gian là điều quan trọng để glucosamin phát huy tác dụng. Thời gian dùng liên tục từ 2-3 tháng, nhắc lại mỗi 6 tháng hoắc sớm hơn tùy tình trạng bệnh. Việc dùng liều thấp không đủ thời gian sẽ không có tác dụng, còn nếu dùng bừa bãi, liên tục không có sự đánh giá có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn liệu trình sử dụng phù hợp nhất
Dược sĩ tư vấn khẳng định: Glucosamin là thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp không phả thuốc giảm đau, nên sẽ không mang lại tác dụng giảm đau ngay tức thì. Mà thông thường sau 4-6 tuần sử dụng cải thiện sụn khớp mới giúp bệnh nhân bớt đau. Nếu bệnh nhân đau nhiều bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống viêm, giảm đau để giảm bớt khó chịu. Nên sử dụng glucosamin trong hoặc sau bữa ăn và uống với nhiều nước để thuốc dễ hấp thu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra glucosamin không phải có hiệu quả với tất các các bệnh nhân thoái hóa khớp nên nếu sau 3-6 tháng điều trị không hiệu quả nên dừng thuốc và thay đổi phương pháp điều trị.
Một số trường hợp được khuyến cáo thận trong khi sử dụng glucosamin gồm có: Những người có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, dị ứng với hải sản…
Do glucosamin là một đường amino nên bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng. Một số nghiên cứu có đề cập tới tác dụng giảm tiết insulin nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
Cách dùng glucosamin đúng
Glucosamin được chiết xuất từ vỏ tôm cua nên những người có tiền sử dị ứng với loại thức ăn này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Những trường hợp hen suyễn cũng cần chú ý vì đây có thể là dị nguyên gây khởi phát cơn hen.
Glucosamin có tương tác thuốc với tetracyclin, paracetamol, statin… nên tránh dùng cùng lúc với nhau gây tương tác bất lợi. Không dùng cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn