Cứng khớp buổi sáng là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Sáng ngủ dậy, nhiều người cảm thấy các khớp bàn tay và bàn chân bị cứng và thời gian ngắn sau đó tự hết nên chủ quan không đi kiểm tra. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Cứng khớp buổi sáng là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Cứng khớp buổi sáng là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Triệu chứng phổ biến trên là điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tàn phế, thương tổn tim, da, mắt, phổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ tư vấn: Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, tuy nhiên nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Yếu tố nguy cơ có thể là di truyền và yếu tố môi trường.

Di truyền ở đây được nghiên cứu là ở những cặp sinh đôi đồng trứng có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp nhiều lần so với những cặp sinh đôi khác trứng, đặc biệt ở những gen HLA-DR1, HLA-DR4 có tỷ lệ di truyền bệnh viêm khớp dạng thấp khá cao.

Những người dễ mắc bệnh

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tán phế, các bệnh lý về phổi, tim và nguy cơ tử vong. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng đã có những thành tựu đáng nể, giúp thuyên giảm bệnh và làm chậm sự phát triển của bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính, ảnh hưởng chủ yếu trên các khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp, khó cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng hay gặp nhất là ở khớp bàn tay, bàn chân. Ngoài ra nó còn gây những triệu chứng toàn thân như tim, phổi, da, mắt.

Những người dễ mắc bệnh

Những người dễ mắc bệnh

Cần phát hiện sớm bệnh

Viêm khớp dạng thấp dễ bị mọi người bỏ qua do những triệu chứng bệnh khá mơ hồ:

  • Cứng khớp vào buổi sáng nhất là khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân.
  • Đau khớp dai dẳng, càng để lâu càng đau, thời gian sau các khớp đau hơn, sưng, nóng, đỏ, chạm vào cũng đau.
  • Triệu chứng khác có thể gặp như mệt mỏi, sốt, cảm cúm, hạn chế vận động, hoạt động hằng ngày.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh

Nhiều bệnh khớp khác cũng gây tình trạng đau như trên nhưng nếu có triệu chứng bạn cần đến thăm khám và điều trị kịp thời tránh những tai biến đang tiếc.

Chẩn đoán bệnh

  • Để chẩn đoán được bệnh viêm khớp dạng thấp cần các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Vì thế cần đến thăm khám với bác sĩ để được chỉ định xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh chính xác và kế hoạch điều trị đúng đắn.
  • Việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường kéo dài do chưa có phương pháp hay thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay đã cải thiện được chứng năng vận động nhưng cần điều trị nội khoa càng sớm càng tốt đề phòng quá trình hủy hoại khớp diễn ra.
  • Bệnh nhân không được tự ý chẩn đoán bệnh, tùy tiện mua thuốc mà cần kế hoạch điều trị của bác sĩ chuyên khoa và sự theo dõi thích hợp vì đa số các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp  đều phải thay đổi điều trị nhiều lần và bệnh nhân cần tái khám định kỳ.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Khi phát hiện bệnh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có khả năng vận động tích cực hơn.
  • Chế độ ăn uống và vận động cũng đóng vai trò quan trọng: giảm các chất béo bão hòa như mỡ động vật, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi. Bệnh nhân cần vận động thường xuyên, thể dục thể thao hằng ngày như bơi lội, đạp xe, đi bộ,… đặc biệt không hoạt động thể lực nặng. Nếu bệnh nhân thay đổi chế độ luyện tập cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn