Đặc điểm sinh lý của thai nhi

Thai nhi sống trong cơ thể người mẹ không giống với đứa bé sống môi trường bên ngoài. Những đặc điểm của thai nhi giúp cho thai nhi phát triển toàn diện bên trong cơ thể người mẹ.

Đặc điểm sinh lý của thai nhi

Đặc điểm sinh lý của thai nhi

Đặc điểm hệ tuần hoàn

Bác sĩ tư vấn: Từ cuối tháng thứ hai trở đi thai nhi sống với hệ tuần hoàn rau thai, đây là hệ thống tuần hoàn giúp cho thai nhi trao đổi oxy, chất dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển.

Đặc điểm của hệ tuần hoàn rau thai: tim có 4 buồng, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ đặc biệt 2 tâm nhĩ thông với nhau bởi lỗ Botal, động mạch phổi và động mạch chủ thông với nhau bởi ống động mạch. Từ động mạch hạ vị có hai động mạch rốn đi theo dây rau, vào bánh rau để chia ra những nhánh động mạch nhỏ tới các gai rau. Động mạch rốn mang máu đỏ sẫm. Từ bánh rau cho tĩnh mạch rốn mang máu đỏ đi tới tĩnh mạch chủ dưới và vào gan. Máu trong tuần hoàn thai nhi là máu pha trộn vừa đỏ sẫm, vừa đỏ tươi.

Chu kỳ lưu thông máu của tuần hoàn rau thai: Máu đỏ từ các gai rau mang các chất dinh dưỡng và O2 đi vào thai bằng tĩnh mạch rốn. Khi tới tĩnh mạch chủ dưới, máu đỏ tươi sẽ pha trộn với máu đỏ sẫm từ nửa dưới cơ thể, để cùng đổ vào tĩnh mạch chủ và đến tâm nhĩ phải. Ở tâm nhĩ phải một phần máu xuống tâm thất phải để vào động mạch phổi, lên phổi .Vì phổi chưa làm việc nên một phần máu từ động mạch phổi theo ống động mạch (ống Botal) vào động mạch chủ. Phần lớn máu ở tâm nhĩ phải qua lỗ Botal sang tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái, vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể còn một phần máu mang chất cặn bã và CO2 theo động mạch rốn về bánh rau để đào thải và trao đổi. Hầu hết máu thai nhi là máu pha trộn vừa đỏ sẫm, vừa đỏ tươi. Sau khi sổ thai ra ngoài được gọi là trẻ sơ sinh, khi cuống rốn bị cắt thì rau đình chỉ chức phận của nó. Trẻ sơ sinh bắt đầu thở, phổi bắt đầu hoạt động, vòng tuần hoàn tim – phổi bắt đầu hoạt động, lỗ Botal đóng lại, ống động mạch tắc, các mạch máu rốn đều ngừng làm việc. Trẻ sơ sinh bắt đầu sống với hệ tuần hoàn vĩnh viễn như người lớn.

Đặc điểm hệ hô hấp

Khi thai nhi nằm trong buồng tử cung, thai nhi nhận O2 đào thải CO2 qua bánh rau, do đó phổi của thai chưa hoạt động nên phổi bị xẹp. Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai nhi giàu O2 nên màu đỏ tươi, còn máu ở động mạch rốn thì đỏ sẫm vì chứa CO2. Sự trao đổi khí qua gai rau là do sự chênh lệch nồng độ CO2 giữa máu mẹ và máu con quyết định.Khi người mẹ bị ngạt thai nhi có thể nhường oxy cho mẹ và thai nhi có thể chết trước.Nhưng thai nhi sử dụng ít oxy, nên khả năng chịu ngạt của thai nhi khá cao.

Đặc điểm hệ hô hấp

Đặc điểm hệ hô hấp

Đặc điểm hệ tiêu hóa

Khi còn trong buồng tử cung của mẹ, bộ máy tiêu hoá của thai nhi chưa hoạt động. Trong ống tiêu hoá có ít phân su, đó là chất dịch sánh đặc, màu xanh, không có vi khuẩn. Thành phần của phân su gồm chất nhầy của niêm mạc ruột, dạ dày tiết ra, chất mật do gan tiết, một ít thành phần nước ối do thai uống vào, tế bào của ống tiêu hoá bong ra. Các chất dinh dưỡng thai nhi nhận được là do máu mẹ truyền qua bánh rau.

Đặc điểm hệ bài tiết

Da bắt đầu bài tiết chất nhờn, chất bã từ tháng thứ năm, biểu hiện ở lớp gây phủ trên da thai nhi. Thận đã hoạt động nên có nước tiểu ở trong bàng quang và thai đái vào buồng ối. Vì vậy trong nước ối có một phần nước tiểu do thai nhi bài tiết ra.

Thai nhi có những đặc điểm phù hợp với việc sống trong buồng tử cung người mẹ để phát triển đợi đến ngày được chào đời. Thai nhi cần được nuôi dưỡng và phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn