dang-mang-thai-ma-khong-may-bi-thuy-dau-thi-phai-lam-gi

Đang mang thai mà không may bị thủy đậu thì phải làm gì?

Bệnh thủy đậu, dân gian thường gọi là trái rạ, là một bệnh do nhiễm virut tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thủy đậu, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể chống lại virut. Khi virut xâm nhập cơ thể lần sau thì sẽ bị tiêu diệt. Nhưng nếu chưa từng bị thủy đậu, có vài điều bạn cần lưu ý, nhất là khi đang mang thai. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh thủy đậu qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam sau đây.

dang-mang-thai-ma-khong-may-bi-thuy-dau-thi-phai-lam-gi

Đang mang thai mà không may bị thủy đậu thì phải làm gì?

Hỏi: Thưa bác sĩ, những ai có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh thủy đậu ạ?

Trả lời:

Bạn có thể nhiễm virut từ những người đang mắc bệnh. Người nhiễm bệnh có thể truyền bệnh từ trước khi xuất hiện bóng nước 2 ngày cho đến khi các bóng nước này khô mài và đóng vảy. Trong thời gian này, bạn có nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh, đối diện với người mắc bệnh ít nhất 5 phút, ở cùng phòng với người bệnh ít nhất 15 phút. Từ khi bạn bị nhiễm virut cho đến khi có biểu hiện, triệu chứng là khoảng 10 ngày đến 3 tuần, khoảng thời gian này gọi là thời gian ủ bệnh.

Nếu thai phụ đã từng bị thủy đậu rồi, không cần lo lắng, không cần làm gì cả. Kháng thể của bạn có thể bảo vệ bạn cũng như bảo vệ thai nhi của bạn.

Nếu chưa bị hoặc không chắc chắn, hoặc thấy nổi bóng nước nghi ngờ thủy đậu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có thể biết rõ tình trạng của mình cũng như có được những lời khuyên cần thiết từ chuyên gia.

Hỏi: Thưa bác sĩ, phụ nữ mang thai nếu như bị thủy đậu thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Trả lời:

Dù tỷ lệ không nhiều nhưng vẫn có trường hợp thủy đậu gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như viêm phổi, viêm gan… Nguy cơ này tăng lên ở nhóm phụ nữ hút thuốc lá, có sẵn bệnh lý ở phổi, mang thai được 20 tuần tuổi trở lên. Ảnh hưởng của thủy đậu lên thai nhi tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của người mẹ:

  • Giai đoạn thai nhi dưới 28 tuần: Thai ít bị ảnh hưởng hơn so với các giai đoạn khác, dù có thể tổn thương thai nhi nhưng tỷ lệ này không cao. Nếu ảnh hưởng, thai nhi có thể bị tổn thương ở mắt, tay chân hay não… Trường hợp thai phụ bị mắc bệnh trong giai đoạn này, nếu cần, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc và hướng dẫn cách theo dõi thai kỳ. Thai phụ cần thông báo cho bác sĩ khám thai nếu không theo dõi liên tục cùng với một bác sĩ để đánh giá thai ở những giai đoạn sau.
  • Giai đoạn thai nhi từ 28-36 tuần: Thai nhi có thể nhiễm virut nhưng không biểu hiện thành triệu chứng.
  • Giai đoạn thai nhi trên 36 tuần: Đây là giai đoạn dễ bị ảnh hưởng nhất. Nếu thai phụ sinh con trong vòng 7 ngày xuất hiện bóng nước hoặc tuần đầu sau sinh, em bé có thể mắc thủy đậu nên sẽ được sử dụng thuốc dự phòng hay điều trị ngay.

Thai phụ vẫn có thể cho con bú nếu bị mắc thủy đậu trong thai kỳ hay sau sinh, nhưng nếu bóng nước xuất hiện ngay đầu vú, bạn cần cho con bú bằng vú bên kia, bên bị bóng nước vắt sữa bỏ, chờ đến khi bóng nước khô, đóng vảy.

dang-mang-thai-ma-khong-may-bi-thuy-dau-thi-phai-lam-gi

Hướng dẫn hạn chế diễn biến của bệnh thủy đậu

Hỏi: Thưa bác sĩ, những thói quen sinh hoạt nào có thể giúp hạn chế diễn tiến của bệnh thủy đậu ạ?

Trả lời:

Các bác sĩ đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh trái rạ:

  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai và nghĩ rằng bạn có thể mắc thủy đậu;
  • Rửa tay thường xuyên, giặt khăn trải giường và quần áo bằng nước xà phòng nóng;
  • Cắt móng tay để tránh làm trầy xước và nhiễm trùng;
  • Nghỉ ngơi;
  • Dùng thuốc hạ sốt không chứa aspirin;
  • Dùng thuốc chống dị ứng và tắm bằng bọt biển mát để giảm ngứa;
  • Bên cạnh đó, cần phải tránh xa những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị thủy đậu vì chúng có thể kích thích vết loét, làm chậm quá trình lành vết thương hoặc thậm chí khiến bệnh trở nặng hơn.

Hỏi: Thưa bác sĩ, phụ nữ đang mang thai bị thủy đậu cần lưu ý gì ạ?

Trả lời:

Khi bạn cảm thấy đau ngực, khó thở, đau đầu, nôn ói hay mệt mỏi nhiều, ra huyết âm đạo, bóng nước chảy máu, nổi quá nhiều bóng nước.

Thời điểm sinh con nếu mẹ bị thủy đậu còn tùy thuộc tình trạng của bạn và thai nhi. Tốt nhất nên chờ lui bệnh, bạn bình phục, lý tưởng nhất là sau 7 ngày sau khi nổi bóng nước. Nhưng nếu bạn không đủ sức khỏe, có biến chứng khi bị thủy đậu, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm thích hợp với bạn, có thể phải sớm hơn thời điểm dự đoán.

Vai trò của tiêm ngừa rất quan trọng. Rõ ràng là nếu đã tiêm ngừa thủy đậu, bạn sẽ không phải nhọc công lo lắng về bệnh này trong khi mang thai. Còn khi đã bị thủy đậu, hãy hỏi bác sĩ tất cả những điều bạn đang băn khoăn. Những lời khuyên truyền miệng như: Không tắm rửa, không ra nắng, tránh gió… đều không có ích.

Còn nữa, nếu bạn mắc thủy đậu, nên tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai hay những ai đang mong muốn có thai nhé!