Thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt trong các hoạt động chức năng sinh lý trong cơ thể. Do đó, bạn cần nhận biết việc thiếu kẽm để bổ sung nhanh chóng.
- Bệnh cường tuyến giáp là gì và nguyên nhân gây bệnh?
- Những thông tin cần biết về siêu âm canh trứng
- Dấu hiệu và cách điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích một số enzyme và tổng hợp protein, phân chia tế bào và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Do đó, việc cung cấp đủ kẽm hàng ngày không chỉ cải thiện hệ thống miễn dịch mà còn bảo vệ bạn trước các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng… cũng như giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ.
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm mà các bác sĩ chuyên khoa nêu dưới đây bạn không nên bỏ qua:
Xương yếu
Kẽm là một chất khoáng cần thiết cho sự phát triển và hình thành xương ngoài nguyên tố canxi. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của tế bào làm cho xương khỏe mạnh. Nếu bị thiếu kẽm sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong sự phát triển của xương đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc phát hiện tình trạng xương yếu được thông qua việc chụp đo mật độ xương, do đó bạn nên đi khám để phát hiện được cơ thể có bị thiếu kẽm không?
Suy giảm thị lực
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa điểm vàng, suy giảm thị lực…Do đó, việc bổ sung kẽm đủ giúp bảo vệ đôi mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Gây rụng tóc
Rụng tóc với mức độ vừa phải thì có lẽ đó là điều bình thường nhưng khi bạn rụng tóc nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể do kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein mà đây là điều quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.
Móng giòn dễ gãy có đốm trắng
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình thể hiện cơ thể bị thiếu kẽm. Khi cơ thể thiếu kẽm làm cho móng mọc chậm hơn và rất dễ gãy kèm theo đốm trắng trên móng tay. Nguyên nhân là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng thể hiện nặng nhất là những đốm trắng.
Rối loạn giấc ngủ
Melatonin là hợp chất quan trọng giúp bạn có giấc ngủ ngon. Khi cơ thể có đủ kẽm sẽ giúp hỗ trợ sản xuất melatonin giúp bạn có một giấc ngủ tốt hơn. Chính vì vậy, nếu melatonin không sản xuất đủ thì nguy cơ cao, bạn sẽ gặp phải chứng mất ngủ về lâu dài.
Rối loạn sắc tố da
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiếu kẽm cũng gây ra những vấn đề về da như nám da, bong da, dày sừng, nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, dị ứng…
Bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, do kẽm là một khoáng chất góp phần quan trọng trong việc làm lành các vết thương trên da, đồng thời bảo vệ da tránh khỏi tác hại của tia UV.
Gặp vấn đề về răng miệng
Kẽm được đánh giá là nguyên tố cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Khi hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể sẽ làm răng của bạn dễ bị mẻ và xỉn màu. Ngoài ra, nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu – hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.
Mụn hoặc những vấn đề khác trên da
Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số những người bị mụn thường có hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp. Ngoài ra, những người bị thiếu kẽm da cũng hay có những nốt đóng vảy do bị mụn không liền hoặc lâu liền vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương. Vì vậy, trong một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá thường chứa kẽm.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn